Phương pháp này không chỉ có tấc dụng củng cố, mở rộng, hệ thốn hoá tri thức trẻ đã tiếp thu, mà còn kiểm tra được tri thức cũ của trẻ.

Một phần của tài liệu Giáo dục học trẻ em 1 (Trang 56)

hoá tri thức trẻ đã tiếp thu, mà còn kiểm tra được tri thức cũ của trẻ.

* Yêu cầu khi sử dụng - Đ ối với giáo viên:

+ Cần biết dựa vào mục đích yêu cầu của bài để xây dựng các câu hỏi và sắp xếp theo một hệ thống phức tạp dần phù hợp với trình tự của bài.

+ Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và vừa với sức của trẻ và có tác dụng kích thích tư duy của trẻ. Không nên đặt câu hỏi chỉ trả lời bằng một từ (có hoặc không).

+ Khi đàm thoại với trẻ: giáo viên cần đăt câu hỏi chung cho cả lớp suy nghĩ, sau đó mới gọi từng trẻ trả lời nhằm huy động, phát huy tích tích cực nhận thức của cả lớp đồng thời khéo léo động viên mọi trẻ biết sử dụng vốn kinh nghiệm của mình để trả lời; Khi trẻ trả lời, cô phải chú ý lắng nghe câu trả lời của trẻ và động viên cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn để biết nhận xét, đánh giá hoặc bổ sung câu trả lời; cần chú ý uốn nắn những câu trả lời thiếu chính xác, dạy cho trẻ suy nghĩ để tự nhận ra những sai sót của mình, gợi mở cho trẻ tự đặt ra câu hỏi và tự tìm ra cách trả lời.

- Đ ối với trẻ:

+ Trả lời to, rõ ràng, ngắn gọn, trả lời thành câu. + Trả lời một cách tự nhiên độc lập.và không rụt rè

+ Cả lớp chú ý nghe, trật tự, giơ tay và khi nào cô gọi mới đứng lên trả lời. c. Phương pháp kể chuyện

* Khái niệm: Là phương pháp trong đó người giáo viên dùng những câu chuyện kể để hình thành kiến thức cho trẻ.

* ý nghĩa:

phương pháp này cũng được sử dụng nhiều trong DH ở trường MN vì: - Qua lời kể của cô (với lời kể sinh động, hấp dẫn...), trẻ nắm tri thức thông qua hình thức hình ảnh cho nên phương pháp này dễ gây được hứng thú và chú ý của trẻ trong giờ học và dễ đem lại hiêụ quả cao

Một phần của tài liệu Giáo dục học trẻ em 1 (Trang 56)