Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 76)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)

4.3.5Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Qua phân tích với những số liệu thô cơ bản đã thể hiện được những biến động của từng chỉ tiêu liên quan đến tình hình hoạt động tín dụng cũng như rủi ro tại chi nhánh NHNN0&PTNT huyện Vũng Liêm. Thông qua những tỷ số tài chính sẽ đánh giá đúng thực chất rủi ro tại ngân hàng có vượt qua những giới hạn nhất định nhằm đảm bào an toàn cho tổ chức tín dụng được quy định trong những văn bản mà NHNN đã ban hành. Từ đó giúp chi nhánh ngân hàng thấy rõ được thực trạng để có những biện pháp giải quyết kịp thời.

 Dư nợ/VHĐ

Tỷ số này tại chi nhánh NHNN0&PTNT luôn đạt ở mức khá cao, bắt đầu trong năm 2010 thì tỷ số đã vượt ngưỡng 1, phản ánh trên 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng đã cho vay lên tới 1,13 đồng, cho thấy trong năm ngân hàng đã huy động lượng vốn không đáp ứng đủ cho hoạt động của ngân hàng, vì thế trong năm ngân hàng đã phải sử dụng thêm vốn điều chuyển từ trên xuống và phải trả thêm chi phí cho lượng vốn này. Dần về sau tỷ số đã dần về ổn định với 0,84 năm 2011 vào 0,75 trong đầu năm 2013 cho thấy trong thời gian sau công tác huy động vốn đạt rất tốt, đủ đáp ứng cho mọi hoạt động tại ngân hàng, bên cạnh khi bước sang 2011 với tình trạng nền kinh tế khó khăn, ngân hàng đã đẩy nhanh tiến trình thu những món nợ đến hạn, cùng với hạn

Trang 62

Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình RRTD tại ngân hàng giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu 2013 CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 1. Vốn huy động Triệu đồng 362.273 465.244 584.220 524.780 592.342 2. DSCV Triệu đồng 547.871 590.974 637.415 319.596 328.428 3. DSTN Triệu đồng 498.277 610.581 611.259 325.473 299.501 4. Dư nợ Triệu đồng 409.947 390.340 416.496 384.463 445.423 5. Tổng nợ xấu Triệu đồng 1.467 25.047 12.358 20.774 10.672 6. Nợ nhóm 5 Triệu đồng 1.043 2.795 6.307 17.403 3.857 7. DPRRTD Triệu đồng 3.548 6.601 5.921 6.909 5.461 Dư nợ/ VHĐ Lần 1,13 0,84 0,71 0,73 0,75 Hệ số thu nợ (3/2) Lần 0,91 1,03 0,96 1,02 0,91 Hệ số RRTD (5/4) % 0,36 6,42 2,97 5,40 2,40 Hệ số khả năng mất vốn (6/4) % 0,25 0,72 1,51 4,53 0,87 Hệ số DPRRTD (7/4) % 0,87 1,69 1,42 1,80 1,23 Hệ số khả năng bù đắp RRTD (7/5) Lần 2,42 0,26 0,48 0,33 0,51

chế tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn nên dư nợ ngân hàng giảm, đó là điều kiện để ngân hàng duy trì trạng thái ổn định giữa cho vay và huy động, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Nói chung trong thời gian qua chi nhánh ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn cũng như sử dụng lượng vốn này nhằm tạo ra lợi nhuận và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.

 Hệ số thu nợ

Đây là hệ số đánh giá công tác thu hồi từng khoản nợ của ngân hàng, qua các năm hệ số này luôn dao động xung quanh 1, nhưng riêng trong năm 2011 và đầu năm 2012 thì hệ số này tăng cao nhất tương ứng với 1,03 và 1,02. Trong giai đoạn đó ngân hàng đã thu hồi được nợ nhiều hơn so với cho vay, nguyên nhân là do giai đoạn đó phát sinh nhiều món nợ đã quá hạn, ngân hàng phải đẩy nhanh công tác thu những món nợ này theo chỉ thị của NHNN nhằm cắt giảm nợ xấu trong hệ thống NHTM để đảm bảo an toàn vì thế trong năm ngân hàng đã tăng thu hồi nợ, hạn chế cho vay. Tương ứng với các năm sau hệ số luôn dao động trong khoản 0,9 lần, phản ánh các món vay khi đến hạn ngân hàng hầu như điều thu hồi được cả gốc và lãi, ngân hàng luôn đảm bảo được khả năng thu hồi đối với các món nợ mới phát sinh cũng như những món nợ cũ.

Trang 63

Hình 4.10: Hệ số RRTD của NHNN0&PTNN huyện Vũng Liêm giai đoạn 2010 đến 6 tháng 2013

Trong quá trình hoạt động của mình từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, chi nhánh NHNN0&PTNN huyện Vũng Liêm đã có 2 giai đoạn tỷ lệ rủi ro tín dụng vượt qua ngưỡng an toàn NHNN đã quy định, với 6,42% và 5,40% trong 2 năm liên tiếp là năm 2011 và vào đầu năm 2012. Trong giai đoạn này chi nhánh thật sự gập khó khăn trong vấn đề giải quyết nợ xấu, chủ yếu là giải quyết những món nợ có giá trị lớn với tài sản đảm bảo là động sản đã gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng, phần lớn là gặp vấn đề về phương pháp cũng như thời gian giải quyết nên có rất nhiều món nợ từ quá hạn khó xử lí đã chuyển thành nợ xấu cho ngân hàng. Gặp rủi ro lớn như thế ngoài việc chịu tác động từ bên ngoài, bên trong ngân hàng cũng gặp một số khó khăn như công tác thẩm định trước cho vay hạn chế, cũng như số lượng nhân viên ít lượng khách hàng lại đông là khó khăn lớn cho CBTD trong công tác thẩm định sau cho vay để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lí nhanh tránh kéo dài gây ra nợ xấu cho ngân hàng, bên cạnh với những món nợ được giải quyết gia hạn sẽ rơi xuống thành nợ xấu trong nhóm 3. Với những nổ lực của cán bộ ngân hàng cũng như ban lãnh đạo đã đi đúng theo chỉ thị của NHNN trong việc cắt giảm nợ xấu với 2 công tác đẩy mạnh thu hồi nợ xấu cũng như nâng cao chất lượng các món nợ mới, vào cuối năm 2012 tỷ lệ RRTD của ngân hàng đã giảm còn 2,97% và 2,40% trong đầu năm 2013, đạt chỉ tiêu đề ra với tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, đảm bảo lại an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Trang 64

Các món nợ được xếp vào nhóm nợ có khả năng mất vốn được xem như là những quả bom nổ chậm trong hoạt động của ngân hàng, vì thế bằng mọi cách các ngân hàng luôn hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ này trong hoạt động của mình. Tại chi nhánh NHNN0&PTNN huyện Vũng Liêm các món nợ có khả năng mất vốn vẫn ở một tỳ lệ cao, tăng mạnh nhất vào đầu năm 2012 với 4,53% và cuối năm 2012 giảm còn 1,51% cho thấy trong 100 đồng dư nợ có từ 1,51 đồng đến 4,53 đồng nợ có khả năng mất vốn. Tình trạng rủi ro này nói chung được gây ra bởi nhiều món nợ với nhiều loại hình, kỳ hạn khác nhau nhưng phần lớn trong đó vẫn là những món trung hạn với vốn vay lên đến vài tỷ đồng dùng để mua phương tiện giao thông. Với thời gian xử lí những món nợ này còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến chậm trể trong những năm trước mà chủ yếu là năm 2011 kéo dài sang năm sau thành nợ nhóm 5, vì thế năm 2012 cũng được xem là năm gánh hậu quả từ năm 2011 để lại. Với việc tập trung xử lí những món nợ trong nhóm này đã giúp kéo giảm tỷ lệ này xuống còn 0,87% trong 6 tháng đầu năm 2013.

 Hệ số DPRRTD

Dự phòng rủi ro được xem như lá chắn thứ 2 của ngân hàng trước nợ xấu, tương ứng với những biến động của nợ xấu thì mức trích lập dự phòng của chi nhánh cũng biến động tương tự, lượng trích lập của ngân hàng chủ yếu tăng vào những năm sau với 1,69% trong năm 2011, 1,80% đầu năm 2012 và 1,42% ở cuối năm 2012, mức trích vẫn giữ ổn định với 1,23% trong 6 tháng năm 2013. Với tỷ lệ trích lập không ngừng tăng cho thấy ngân hàng luôn rất quan tâm về biến động tại chi nhánh thông qua chỉ tiêu nợ xấu tương ứng với nền kinh tế đang biến động, để đảm bảo an toàn chi nhánh đã tăng lượng trích lập nhằm giảm thiểu rủi ro. Mức trích đạt cao nhất với 1,69 đồng và 1,8 đồng trên 100 đồng dư nợ trong năm 2011 và 2012, trong năm với việc tăng đột biến nợ nhóm 4 và chuyển sang nhóm 5 vào năm sau đã làm cho ngân hàng phải tăng lượng trích lập tương ứng, bên cạnh với phần lớn các món vay tại chi nhánh là không đảm bảo, các món vay lớn với tài sản đảm bảo là động sản cũng là nguyên nhân làm tăng lượng trích lập dự phòng để đảm bảo an toàn tại chi nhánh. Với mức trích lập tăng cho thấy ngân hàng rất quan tâm đến an toàn trong hoạt động, tuy nhiên với mức trích cao đã làm cho ngân hàng tốn thêm chí phí, dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả.

 Hệ số khả năng bù đắp RRTD

Chỉ tiêu này phản ánh tính chủ động hay bị động của ngân hàng trong trường hợp rủi ro tín dụng xảy ra khi mà các khoản nợ xấu tăng lên, nếu hệ số

Trang 65

này càng cao thì cho thấy ngân hàng càng chủ động trong trường hợp khách hàng không hoàn trả gốc và lãi đúng hạn.

Đối với chi nhánh chỉ tiêu này biến động không ngừng,1 đồng nợ xấu thì trong năm 2010 được bảo đảm bằng 2,42 đồng DPRR, tương ứng với năm 2011 là 0,26 đồng, năm 2012 là 0,48 đồng và đầu năm 2013 đạt 0,51 đồng. Trong năm 2010 với tỷ lệ đảm bảo cao nhất chủ yếu là do trong năm nợ xấu của ngân hàng đạt mức rất thấp, từ năm 2011 về sau tỷ lệ đảm bảo đã tăng dần tương ứng với tăng trích lập dự phòng cũng như nợ xấu phát sinh nhiều ở những năm sau.

Trang 66

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 76)