Phân theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 69)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)

4.3.4.1Phân theo lĩnh vực

Nợ xấu là một chỉ tiêu mà không bất kì một ngân hàng nào muốn xuất hiện trong quá trình hoạt động của mình, tuy nhiên việc phát sinh các món nợ xấu được xem như là một tình huống bất khả kháng. Vì thế các ngân hàng cần phải duy trì việc phát sinh thêm nợ xấu ở một giới hạn an toàn cho phép, nhằm tránh gây ra rủi ro cho chính ngân hàng.

Nông nghiệp: hầu hết các món vay của ngân hàng điều rơi vào lĩnh vực

nông nghiệp, tuy nhiên nhóm nợ xấu phát sinh trong lĩnh vực này lại chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Với mức biến động tương đối không lớn tăng từ 523 triệu đồng năm 2010 lên 990 triệu đồng trong năm 2011, tuy dần về sau có giảm về nợ xấu nhưng vẫn ở mức cao với 615 triệu đồng trong đầu năm nay. Nhìn tổng thể các món nợ này có xu hướng tăng qua các năm, chủ yếu tập trung vào chăn nuôi. Với những biến động liên tục về giá, đặt biệt là giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng đã làm tăng thêm chí phí cho người nông dân, bên cạnh với dịch bệnh bùng phát đã làm cho nhiều người phải mất trắng khi chăn nuôi không có hiệu quả. Bên cạnh với nhu cầu vốn cho chăn nuôi nên hầu hết các món vay điều là món không đảm bảo công tác thẩm định ban đầu chủ yếu tập trung vào tài sản và nhà ở hiện tại của khách hàng, việc xử lí các món nợ này cũng sẽ tốn nhiều thời gian, kèm theo số lượng khách hàng lớn nên nhân viên ngân hàng khó có thể quan tâm đến

Trang 55

Bảng 4.10: Nợ xấu phân theo ngành của ngân hàng Agribank huyện Vũng Liêm giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013

NỢ XẤU 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 523 990 726 1.163 615 467 89,3 -264 -26,7 -548 -47,1

Công nghệ chế biến chế tạo 30 313 219 219 219 283 943,3 -94 -30,0 0 0,0

Vận tải kho bãi 171 22.752 11.301 18.117 9.251 22.581 13205,3 -11.451 -50,3 -8.866 -48,9

Khác 743 990 112 1.275 588 247 33,2 -878 -88,7 -687 -53,9

Trang 56

khách hàng về sử dụng nguồn vốn của ngân hàng nhiều hơn nên không có những biện pháp kịp thời để hạn chế phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.

Công nghệ chế biến chế tạo:trên địa bàn huyện phần lớn chỉ hoạt động

kinh doanh vừa và nhỏ các mặt hàng gia công về gỗ và sắt thép, nên việc phát sinh nợ xấu trong lĩnh vực này tưng đối nhỏ. Cao nhất chỉ với 313 triệu đồng năm 2011 và giảm xuống chỉ còn 219 triệu đồng trong đầu năm 2013. Với tình trạng mất giá và dịch bệnh làm cho người dân thua lỗ nên làm cho nhu cầu của người dân về các vật dụng này bị hạn chế, bên cạnh với việc chịu gánh nặng chi phí ở 2 đầu là lãi suất và chi phí nguyên liệu đầu vào đã làm cho phần lớn thành phần hoạt động trong lĩnh vực này không mấy hiệu quả, vì thế dần gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Tuy nhiên việc thu hồi nợ luôn đạt khá cao trong từng năm với con số gần như tương đương lượng giải ngân thêm trong kỳ tương ứng với từng món vay ngắn hạn trong lĩnh vực này đến hạn, cho thấy đây cũng là một trong những danh mục đầu tư có hiệu quả của ngân hàng.

Vận tải kho bãi: với mạng lưới sông ngòi chằn chịt, phù hợp giao thương

bằng đường thủy với các địa bàn khác trong khu vực, vì thế các món nợ phát sinh chủ yếu để mua phương tiện đường thủy rất nhiều với giá trị rất lớn, khi biến động xảy ra thì đây cũng là lĩnh vực nợ xấu phát sinh nhiều nhất. Với mức tăng vọt lên đến 22.752 triệu đồng trong năm 2011, tăng gấp nhiều lần so với năm 2010. Đây là lĩnh vực phụ thuộc rất lớn đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn, trong điều kiện khó khăn thì hầu như mọi thành phần điều khó để có được lợi nhuận và mở rộng giao thương với các nơi khác vì thế nhu cầu về dịch vụ này cũng theo đó bị hạn chế. Từng món vay với nhu cầu vốn rất lớn để mua ghe, xà lan,…tương ứng vài tỷ đồng trên 1 món với tài sản thế chấp cũng chính là phương tiện mua được, vì thế chỉ vài khách hàng gặp khó khăn mà không trả nợ được cho ngân hàng cũng đã gây ra một lượng nợ xấu rất lớn lên đến vài chục tỷ đồng như tình trạng trong năm 2011, bên cạnh với quá trình thẩm định ban đầu chủ yếu chỉ dựa vào tài sản đảm bảo đã làm phát sinh các món nợ kém chất lượng khi đang hoạt động trong tình trạng khó khăn. Khi đến hạn CBTD cũng rất khó khăn khi tiến hành thu hồi nợ vì giá trị rất lớn, với các món nợ này ngân hàng đã tiến hành xử lý tùy theo từng món nợ với mục đích chung là thu nợ gốc hạn chế rủi ro cho ngân hàng, vì thế qua năm sau các món nợ xấu đã bắt đầu giảm với tỷ lệ trên 50% chỉ còn 11.301 triệu đồng và 9.251 triệu đồng trong đầu năm 2013. Với các chính sách phục hồi nền kinh tế, ổn định lạm phát làm giảm lãi suất góp phần làm nhẹ gánh nặng chi phí cho khách hàng, bên cạnh với việc phục hồi thì nhu cầu giao thương cũng được mở rộng tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển. Với doanh số giải ngân thêm trong từng kỳ giảm mạnh và chỉ còn khoảng 5.120

Trang 57

triệu đồng trong đầu năm 2013 cho thấy ngân hàng đã và đang khắc khe hơn đối với các món nợ lớn mang rủi ro cao này.

Các ngành nghề khác: bên cạnh còn có một số lĩnh vực khác gây ra nợ

xấu cho ngân hàng như: sửa chữa, bán buôn, bán lẻ,….với nhu cầu vốn không lớn nên biến động gây ra nợ xấu cho ngân hàng cũng không cao, chủ yếu tập trung trong năm 2011 với 990 triệu đồng và vào đầu năm 2012 với 1.275 triệu đồng. Đây là lĩnh vực mang tính chất không ổn định và chủ yếu phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng, vì thế ngân hàng gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ trong các lĩnh vực này.

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, việc phát sinh nợ xấu là điều hiển nhiên mà ngân hàng khó tránh được, tuy nhiên việc phát sinh quá cao sẽ gây ra rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, Trong thời gian qua con số phát sinh nợ xấu trong từng năm của ngân hàng biến động mạnh nhưng về xu thế chung vẫn còn tồn động nợ xấu rất lớn vào đầu năm 2013 với 10.673 triệu đồng cao hơn rất nhiều so với tồng nợ xấu năm 2010 là 1.467 triệu đồng, vì thế ngân hàng cần phải có những biện pháp trong việc phòng ngừa cũng như giải quyết nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả hơn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro cho chi nhánh ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 69)