Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 72)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)

4.3.4.2Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Khi đi vào từng nhóm nợ trong nợ xấu ta sẽ biết rõ hơn về tốc độ xử lý nhóm nợ này cũng như mức độ rủi ro tương ứng với từng nhóm nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): là nhóm đầu tiên trong nhóm nợ xấu, trong thời gian qua việc biến động trong nhóm này không lớn, cao nhất chỉ với 1.410 triệu đồng năm 2011 tuy nhiên bước sang năm 2012 thì ngân hàng đã không còn món nợ nào nằm trong nhóm này, các món nợ xấu trong năm 2011 chủ yếu là nợ từ nhóm 2 chuyển xuống do hạn chế về mặt thời gian xử lí cũng như phương pháp xử lí cho gia hạn nợ. Việc phát sinh các món nợ quá hạn hay nợ xấu cũng xuất phát từ thực hiện không tốt 2 nhiệm vụ phòng ngừa và thu nợ, về công tác phòng ngừa ban đầu vẫn còn nhiều thiếu sót từ khâu thẩm định ban đầu do còn thiếu thông tin về khách hàng cũng như hạn chế về sự am hiểu của CBTD trong các lĩnh vực đến khâu thẩm định sau cho vay do số lượng khách hàng trên mỗi CBTD nhiều. Bên cạnh với các biện pháp thu nợ chưa đa dạng dẫn đến gây ra khó khăn về thời gian xử lí, kéo theo các nhóm nợ quá hạn xuống thành nợ xấu. Với tình trạng biến động mạnh của nền kinh tế trong năm 2011 đã làm cho năm này trở thành năm tiêu điểm của các khoản nợ xấu.

Trang 58

Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ của chi nhánh giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhóm 3 189 1.410 0 648 520 1.221 646,0 -1.410 -100,0 -128 -19,8 Nhóm 4 235 20.840 6.051 2.723 6.296 20.605 8768,1 -14.789 -71,0 3.573 131,2 Nhóm 5 1.043 2.795 6.307 17.403 3.857 1.752 168,0 3.512 125,7 -13.546 -77,8

TỔNG NỢ XẤU 1.467 25.045 12.358 20.774 10.673 23.578 1607,2 -12.687 -50,7 -10.101 -48,6

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013

Trang 59

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Đây là những món nợ ngân hàng nghi ngờ là có

khả năng mất vốn, vì thế việc hạn chế nhóm này cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên công tác này ngân hàng đã chưa thực hiện thật sự có hiệu quả, biểu hiện với mức tăng “khủng” nhóm này trong năm 2011 với 20.840 triệu đồng, đây là mức tăng kỷ lục trong các nhóm nợ, nguyên nhân chủ yếu làm cho nhóm này tăng mạnh là do việc phát sinh các món nợ với giá trị rất lớn của ngân hàng chủ yếu để mua sà lan, ghe nhằm thực hiện thông thương nhưng điều kiện khó khăn đã làm các món này trở thành nợ xấu cho ngân hàng, bên cạnh các món này tất cả điều được đảm bảo bằng chính phương tiện mua được nên việc xử lí tốn nhiều thời gian, vì thế chỉ trong một năm các món nợ này đã chuyển thành nhóm 4, điều này phản ánh công tác thu hồi nợ trong năm thật sự không đạt hiệu quả về chất lượng cũng như về mặt thời gian. Dần về sau các món nợ nằm trong nhóm này tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao với 6.051 triệu đồng năm 2012 và 6.296 triệu đồng trong 6 tháng năm 2013, chủ yếu của việc phát sinh là do công tác thu hồi chậm trễ cũng như công tác thẩm định ban đầu còn nhiều thiếu sót.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): cũng với mức không cao trong năm

2010 với 1.043 triệu đồng đã tăng lên 2.795 triệu đồng trong năm 2011, với thời gian ngắn nên việc phát sinh nhóm này không nhiều, tuy nhiên với xu hướng tăng như vậy sẽ gây những hậu quả không tốt cho ngân hàng, và rủi ro đã tăng lên khi sang đầu năm 2012 với nợ nhóm 5 tăng vọt 17.403 triệu đồng, ngân hàng đã phải đối mặt rủi ro vào đầu năm nguyên nhân do ngân hàng đã không kịp thời xử lý những món nợ nằm trong nhóm 4 ở năm trước đã làm chúng chuyển thành nợ có rủi ro cao nhất trong đầu năm sau, hầu hết những món nợ nằm trong nhóm 4 cũng như nhóm 5 điều được xử lý chung bằng biện pháp phát mãi tài sản và đây cũng là biện pháp cuối cùng mà ngân hàng thực hiện sau khi đã thực hiện các biện pháp khác, thu dần nợ nên vào cuối năm 2012 chỉ còn 6.307 triệu đồng và giảm tiếp còn 3.857 triệu đồng ở đầu năm 2013. Tuy về con số thì nợ xấu đã giảm đáng kể, tuy nhiên ta thấy rõ trong sự chậm trễ xử lí các món nợ, làm phát sinh một số lượng lớn nợ trong nhóm được xem là nguy hiểm nhất cho công tác thu hồi vốn của ngân hàng.

Với những biến động của từng nhóm nợ nhưng việc phát sinh mạnh những món nợ trong nhóm 4 rồi dần chuyển sang nhóm 5 cho thấy ngân hàng đã gặp rủi ro đặt biệt nghiêm trọng trong 2 năm 2011 với 25.045 triệu đồng và đầu năm 2012 với 20.774 triệu đồng. Cho thấy ngân hàng đã thật sự không kịp thời xử lý từng món nợ làm kéo dài qua từng năm, tuy đã có những biến chuyển tích cực dần về sau nhưng đây vẫn là kinh nghiệm giúp chi nhánh

Trang 60

ngân hàng NN0&PTNT huyện Vũng Liêm nhận ra những mặt còn hạn chế để từ đó có những biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 72)