Tình hình nợ quá hạn thu hồi trong kỳ của ngân hàng Agribank gia

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 59)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)

4.3.2Tình hình nợ quá hạn thu hồi trong kỳ của ngân hàng Agribank gia

đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

4.3.2.1 Phân theo thành phần kinh tế

Song song với việc phát sinh các món nợ quá hạn của ngân hàng, trong từng kỳ các CBCNV ngân hàng cũng đã rất nổ lực để thu được nợ quá hạn cho ngân hàng, thể hiện qua các con số tăng liên tục trong từng kỳ thu nợ quá hạn nhóm hộ sản xuất – cá nhân, đây cũng là công tác quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên luôn được chú trọng và nâng cao. Từ năm 2010 với việc thu nợ quá hạn chỉ đạt 6.634 triệu đồng thì bước sang năm 2011 tăng lên 19.162 triệu đồng, tăng gần 2 lần và 35.510 triệu đồng năm 2012 với tốc độ tăng 85,3%. Trong năm 2011 với việc phát sinh khủng các món nợ quá hạn thì ngân hàng đã đẩy mạnh thu hồi từng khoản nợ, tuy nhiên công tác thu hồi nợ vẫn không theo kịp được các khoản nợ phát sinh thêm, vì thế ngân hàng đã thực hiện các biện pháp như cơ cấu, gia hạn nợ cho khách hàng với 1 chu kỳ kinh doanh nhằm giúp khách hàng có thể vượt qua được thời kỳ khó khăn, bên cạnh còn có những món nợ ngân hàng bắt buộc phải khởi kiện để phát mãi tài sản, tuy nhiên với thủ tục và việc phát mãi thời gian dài trung bình là 6 tháng đối với từng món nợ nên đẩy thời hạn thu nợ sang năm sau. Sang năm 2012 với việc khách hàng giải quyết khó khăn, hoạt động có hiệu quả đã giúp ngân hàng thu hồi lại được các món nợ quá hạn này, làm tăng 85,3% giải quyết các nhóm nợ trong năm này, đây còn được xem là năm thành quả của quá trình giải quyết từ các giai đoạn trước. Tuy nhiên khi bước sang đầu năm nay, với việc vay vốn nhằm chủ yếu hoạt động về nông nghiệp khi thời tiết không thuận lợi cho mùa vụ, kèm theo dịch bệnh trên vật nuôi đã làm công tác thu hồi nợ quá hạn bị đình trệ, chỉ còn 12.029 triệu đồng giảm 47% so với cùng kỳ năm trước, đây chỉ là mức giảm về mặt tỷ lệ so với năm thành quả của công tác giải quyết, nhưng so với việc phát sinh thêm thì công tác thu hồi đạt cao hơn, cho thấy ngân hàng không chỉ thu hồi được các món nợ năm trước mà những món nợ mới phát sinh quá hạn cũng được ngân hàng thu hồi, góp phần làm tăng chất lượng các món nợ trong nhóm này.

Về công tác thu hồi nợ đối với các thành phần kinh tế khác cũng không mấy khả quan trong năm 2011, chủ yếu các món nợ sẽ thu được khi bước sang năm 2012. Đối với DNTN tăng nhẹ từ 219 triệu đồng lên 268 triệu đồng trong năm 2011, và đạt 607 triệu đồng với tốc độ tăng 126,5% trong năm sau, về món nợ các Cty TNHH chỉ thu được 101 triệu đồng trong năm 2010 và giảm

Trang 45

Bảng 4.6: Tình hình nợ quá hạn thu hồi theo TPKT của chi nhánh NHNN0&PTNT giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013

DNTN: Doanh ngiệp tư nhân

Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn

NỢ QUÁ HẠN THU HỒI 2010 2011 2012

6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T- 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Hộ sản xuất-Cá nhân 6.634 19.162 35.510 22.703 12.029 12.528 188,8 16.348 85,3 -10.674 -47,0 DNTN 219 268 607 489 199 49 22,4 339 126,5 -290 -59,3 Cty TNHH 101 59 473 259 167 -42 -41,6 414 701,7 -92 -35,5

Trang 46

còn 59 triệu đồng trong năm sau, cũng như xu hướng thì với tốc độ tăng gấp 7 lần trong năm 2012 đã tăng lên 473 triệu đồng. Hầu hết các món nợ trong năm 2011 đáo hạn thì ngân hàng rất khó thu hồi vì trong nền kinh tế đầy biến động kèm lãi suất cao, mà đối tượng ở đây là những cty, doanh nghiệp là TPKT chịu tác động rất lớn từ những biến động này, vì thế đã có sự giảm sút trong việc thu nợ, bên cạnh với các biện pháp xử lý các món nợ này còn hạn chế về phương thức, chủ yếu đi từ thỏa thuận rồi đến gia hạn nợ hoặc là khởi kiện cũng là các nhân tố làm chậm lại công tác thu hồi trong năm, mà chủ yếu là việc phát mãi sẽ tốn nhiều thời gian cho việc thu hồi nên phải bước sang năm 2012 mới thu hồi được. Dần về sau công tác thu hồi luôn cao hơn so với lượng phát sinh thêm nợ quá hạn, đây được xem là những tín hiệu khả quan cho quá trình quản trị rủi ro tại chi nhánh ngân hàng.

4.3.2.2 Phân theo thời hạn

Cũng theo xu hướng của DSTN, các món nợ quá hạn ngắn hạn thu được trong từng kỳ cũng phản ánh được những nổ lực của cán bộ ngân hàng theo hướng tăng qua từng năm, nhưng với mức tăng 18.855 triệu đồng thu được trong năm 2011 vẫn chưa đuổi kịp được tốc độ tăng nợ phát sinh thêm, điều đó đã làm tồn đọng lại rất nhiều nợ quá hạn trong năm này. Đối với việc thu các món nợ ngắn hạn tương đối dễ hơn so với các nhóm khác vì thời hạn ngắn kèm theo nhu cầu vốn tương đối nhỏ, tuy nhiên do gặp hạn chế trong việc đa dạng các phương thức thu hồi nợ, chủ yếu dựa vào đàm phán, gia hạn và khởi kiện cũng như số lượng khách hàng trên mỗi CBTD nhiều cho nên gây ra khó khăn về thời gian giải quyết cho từng món nợ. Vì thế có rất nhiều món nợ quá hạn trong năm 2011 điều được chuyển sang thu vào năm 2012 nên tỷ lệ đã tăng 33.391 triệu đồng. Khi bước sang đầu năm 2013 về mặt số liệu thì công tác thu hồi nợ đã giảm còn 11.295 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 với 22.449 triệu đồng. Tuy nhiên khi so sánh với việc phát sinh thêm các món nợ quá hạn trong đầu năm nay thì ngân hàng đã thực hiện tốt việc hạn chế nợ quá hạn còn tồn đọng lại cho ngân hàng thông qua công tác thu hồi nợ.

Đối với các món nợ trung – dài hạn đã quá hạn thì công tác thu hồi gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là khó khăn về mặt thời gian xử lí, vì món nợ lớn nên công tác xử lí thường mất nhiều thời gian, cho nên trong 2 năm đầu chỉ thu được 658 triệu đồng trong năm 2010 và 634 triệu đồng trong năm 2011. Với những biện pháp đã được áp dụng theo khuôn khổ khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng bị động, khó linh hoạt với từng món vay tương ứng với từng nguyên nhân cụ thể, vì thế trong năm 2011 công tác thu hồi không bắt kịp với tốc độ tăng mạnh phát sinh thêm, góp phần gây ra rủi ro cho ngân hàng. Với

Trang 47

Bảng 4.7: Tình hình nợ quá hạn thu hồi theo thời hạn của chi nhánh ngân hàng giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013

Hình 4.4 Tình hình nợ quá hạn thu hồi trong kỳ theo thời hạn

NỢ QUÁ HẠN THU HỒI 2010 2011 2012

6 tháng đầu 2012

6 tháng đầu 2013

2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 6.296 18.855 33.391 22.449 11.295 12.559 199,5 14.536 77,1 -11.154 -49,7 Trung - dài hạn 658 634 3.199 1.002 1.100 -24 -3,6 2.565 404,6 98 9,8

Trang 48

biện pháp gia hạn với thời hạn tối đa 1 năm hay khởi kiện, phát mãi tài sản thì phải bước sang năm 2012 mới cho thấy được hiệu quả, trong năm đã giải quyết được 3.199 triệu đồng nợ quá hạn, tăng gấp 4 lần so với năm trước và tăng tiếp trong 6 tháng đầu năm 2013 với 1.100 triệu đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Với việc tăng thu mạnh vào giai đoạn sau, cao hơn so với lượng phát sinh tương ứng đã giúp giải quyết được lượng tồn động nợ quá hạn kỳ trước cũng như giải quyết được nợ phát sinh thêm trong kỳ, góp phần hạn chế nợ còn lại trong năm, nâng cao chất lượng tín dụng cho các món nợ trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 59)