TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 38)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)

3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM

2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để thấy được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong hoạt động kinh do- anh của Ngân hàng, qua đó giúp cho nhà quản trị hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

 Thu nhập

Thu nhập là một phần chỉ tiêu của lợi nhuận. Các Ngân hàng muốn có lợi nhuận cao trước hết phải tăng cao thu nhập kết hợp với việc điều chỉnh chi phí hợp lí. Nhìn chung ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm, để thấy rõ hơn tình hình biến động thu nhập của ngân hàng giai đoạn 2010 - 6 tháng đầu 2013, ta sẽ phân tích từng khoản mục thu nhập cụ thể:

Thu nhập lãi: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu

nhập của ngân hàng, nhìn chung khoản thu nhập này không biến động nhiều và xu hướng chung tăng qua các năm. Từ năm 2010 với tổng thu là 52.534 triệu đồng tăng lên 76.547 triệu đồng ở năm 2011 với tốc độ tăng 45,7% (tương ứng với số tiền là 24.013 triệu đồng), tiếp tục tăng lên thành 77.083 triệu đồng năm 2012 với tốc độ 0,7% (tương ứng 536 triệu đồng), nguyên nhân của việc tăng trưởng này là do biến động thị trường trong các năm qua khiến cho lãi suất cho vay của ngân hàng khá cao, với mức lãi suất 17%/năm cao nhất trong năm 2011 làm phần thu nhập từ lãi cũng khá cao, bên cạnh trong năm chỉ số lạm phát tăng cao vượt mức 18% nguyên nhân chủ yếu là do giá cả của 3 lĩnh vực tăng mạnh, trong đó có lương thực thực phẩm trên 20%, với những biến động của nền kinh tế cũng như nợ xấu phát sinh nhanh cũng là nguyên nhân làm ngân hàng đẩy nhanh công tác thu hồi nợ của mình đối với những món nợ đến hạn hay đã quá hạn. Kèm theo đó, ngân hàng còn đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp làm kích cầu tín dụng. Mức tăng thu nhập trong năm 2012 chủ yếu là do lượng tăng từ các khoản thu

Trang 24

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank huyện Vũng Liêm giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu 2013 Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thu nhập 58.092 85.592 88.266 20.985 16.801 27.500 47,3 2.674 3,1 -4.184 -19,9 -TN lãi 52.534 76.547 77.083 20.552 16.284 24.013 45,7 536 0,7 -4.268 -20,8 -TN từ hoạt động dịch vụ 969 1.393 1.404 341 326 424 43,8 11 0,8 -15 -4,4 -TN khác 4.589 7.652 9.779 92 191 3.063 66,7 2.127 27,8 99 107,6 Chi phí 48.815 72.136 73.426 19.379 14.228 23.321 47,8 1.300 1,8 5.151 -26,6 -CP lãi 37.546 54.351 55.607 15.431 10.970 16.805 44,8 1.256 2,3 -4.461 -28,9 -CP từ hoạt động dịch vụ 561 588 438 109 168 27 4,8 -150 -25,5 59 54,1 -CP Bảo hiểm tiền gửi 1.260 6.472 4.293 1.428 1.061 5.212 413,7 -2.179 -33,7 -367 -25,7 -CP khác 9.448 10.725 12.988 2.411 2.029 1.277 13,5 2.263 21,1 -382 -15,8

Lợi nhuận 9.277 13.456 14.840 1.606 2.573 4.179 45,0 1.384 10,3 967 60,2

Trang 25

từ lãi động của nợ xấu với mức lãi suất 150% trên lãi suất cho vay, với việc thu được 469 triệu đồng nợ đã xử lí RR vào cuối năm 2012 cao hơn rất nhiều so với 52 triệu đồng thu được trong 6 tháng đầu năm là một nguyên nhân làm thu nhập cuối năm tăng lên cao, bên cạnh khi giải quyết được nhiều nợ xấu trong năm nên phần trích lập DPRR được đưa ngược lại cho thu nhập, đẩy thu nhập trong năm lên rất cao. Tuy nhiên bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản thu này giảm còn 16.284 triệu đồng với tỷ lệ 20,8% (tương ứng 4.268 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012, đây là khoảng thời gian nền kinh tế phục hồi lại sau những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, được đánh giá là năm có nguồn vốn siêu rẻ, gần đây lãi suất cho vay giảm chỉ còn 9%/năm.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: ngoài nguồn thu chủ yếu từ hoạt động

tín dụng thì ngân hàng còn có khoản thu từ cung cấp các dịch vụ như nghiệp vụ thanh toán,dịch vụ ngân quỹ,…góp phần tăng tổng thu nhập của ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng liên tục qua các năm từ 969 triệu đồng năm 2010 tăng lên 1.393 triệu đồng năm 2011 và đạt mức 1.404 triệu đồng trong năm 2012, với tốc độ tăng 43,8% năm 2011 so với 2010 trong năm đầu này cho thấy nhu cầu về dịch vụ của khách hàng rất cao, chủ yếu là các dịch vụ liên quan đến thanh toán cũng như giao dịch trên tải khoản được thuận tiện hơn do hệ thống phần mềm IPCAS đã được đưa vào sử dụng góp phần kích thích làm tăng các giao dịch, bên cạnh với việc thu phí mở ATM cho khách hàng vay vốn cũng tạo nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng, bên cạnh còn có các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm như: bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm cháy nổ,…cũng góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân hàng. Do các dịch vụ tại ngân hàng chủ yếu phục vụ cho người dân tại địa phương nên dần về sau sự biến động không lớn, bước sang 6 tháng đầu năm 2013 giảm 315 triệu so với cùng kỳ năm trước 321 triệu đồng giảm 1,9%, tuy nhiên mức giảm này không gây ảnh hưởng lớn cho nguồn thu của ngân hàng.

Thu nhập khác: đây là khoản thu nhập lớn thứ hai của ngân hàng, bao gồm các khoản thu nợ xử lí rủi ro, lãi dự chi kỳ trước, các khoản thu nhập bất thường và cá khoản thu từ HĐKD khác. Qua các năm khoản thu nhập này luôn tăng từ 4.589 triệu đồng năm 2010 và đạt cao nhất trong năm 2013 với 9.779 triệu đồng, khoản thu này tăng cao chủ yếu là khoản tăng từ lãi dự chi kỳ trước, đây là khoản thu nhập từ lãi được dự tính thu từ trước nên chiếm trên 80% trong tổng thu nhập khác với mức tăng cao nhất 6.694 triệu đồng năm 2012.

Trang 26  Chi phí

Bên cạnh việc tăng cao thu nhập ngân hàng nên điều chỉnh chi phí sao cho hợp lý để đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Chi phí của ngân hàng được tạo ra từ các hoạt động bao gồm: Chi phí lãi, chi phí hoạt động dịch vụ, bảo hiểm tiền gửi và một số chi phí hoạt động khác.

Chi phí lãi: tương ứng với các khoản thu từ lãi thì khoản chi phí từ lãi cũng tăng liên tục qua các năm,với mức tăng cao nhất 44,8% từ 37.546 triệu đồng năm 2010 sang 54.351 triệu đồng năm 2011 (tương ứng 16.805 triệu đồng). Nguyên nhân là do trong năm doanh thu từ lãi tăng rất mạnh tương ứng với với việc phải trả chi phí huy động vốn rất nhiều, bên cạnh lãi suất huy động của ngân hàng đạt mức ngưỡng 14% thu hút người dân gởi tiền vào ngân hàng trong khi nền kinh tế bên ngoài đang biến động, với uy tín được nâng cao so với các ngân hàng khác trên địa bàn như Sacombank tạo nên sự an toàn cho khách hàng khi gửi tiền tại chi nhánh ngân hàng. Bước sang năm 2012 mức chi phí tăng chậm hơn với 2,3% tương ứng 1.256 triệu đồng. Nhưng bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản chi phí này giảm 28,9% so với cùng kỳ 2012 với 15.431 triệu đồng (tương ứng 4.461 triệu đồng), khoản chi phí trả lãi trong đầu năm đạt rất thấp so với cuối năm do nhiều nguyên nhân gây ra, tương ứng với phần lớn các món tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh tập trung ở thời hạn từ 1 đến 3 tháng nên lãi suất sẽ được điều chỉnh khi gia hạn thêm kỳ hạn mới, trong khi đó trong năm 2012 là năm NHNN đã 6 lần hạn trần lãi suất giúp phần chi phí trả cho các món tiền gửi luôn giảm dần, bên cạnh phần lớn tiền gửi nhận được từ nông dân với hiểu biết về dịch vụ của ngân hàng chưa nhiều, nên tình trạng quên rút lãi hay rút lãi trước kỳ hạn với lãi suất 1,2%/năm là phổ biến, kèm theo hình thức dự thu dự chi lãi vào cuối năm cũng là nguyên nhân làm cho khoản chi trả lãi vào cuối năm đạt cao hơn nhiều so với 2 quý đầu năm. Bước sang năm 2013 là năm được đánh giá là năm có nguồn vốn siêu rẻ với lãi suất huy động chỉ đạt 7%/năm.

Chi phí hoạt động dịch vụ: nhìn chung không biến động nhiều qua các

năm, 561 triệu đồng năm 2010 tăng lên 588 triệu đồng năm 2011, giảm xuống 438 triệu đồng năm 2012, nguồn cung các dịch vụ này chủ yếu phục vụ cho người dân ờ địa phương nên không có nhiều biến động, dần về sau các khoản chi cho quảng bá thương hiệu cũng như dịch vụ sản phẩm dịch vụ tại địa phương đã được cắt giảm góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

Chi phí bảo hiểm tiền gửi: đây là khoản chi phí có mức biến động mạnh

Trang 27

trong năm 2011, sau đó giảm xuống 4.293 triệu đồng trong năm 2012 nhưng vẫn còn ở mức cao. Nguyên nhân là do biến động thị trường, khủng hoảng làm tăng lạm phát, lãi suất, đây là thời gian cực kỳ nguy hiểm cho hệ thống NHTM, để đảm bảo an toàn cho các món tiền gửi của khách hàng nên ngân hàng đã tăng cường mua bảo hiểm cho các món tiền gửi. Bước sang những năm sau nền kinh tế đi vào ổn định nên vào những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013 chi phí này giảm còn 1.061 triệu đồng (giảm 25,7%).

Chi phí khác: đây là khoản chi phí chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí, bao gồm các khoản chi cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản,…. Nhìn chung trong năm qua, các khoản chi này tăng liên tục, từ 9.448 triệu đồng năm 2010 tăng lên 12.988 triệu đồng năm 2012 với mức tăng 13,5% và 21,1%. Khoản chi này khá cao chủ yếu là do khoản chi cho nhân viên luôn chiếm trên 30% trong tổng thể. Trong các năm biến động, ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình, dịch vụ nhằm nâng cao uy tín cũng như thu hút nguồn vốn, việc triển khai này cũng chiếm một khoản chi phí không nhỏ. Bước sang những tháng đầu năm 2013, với việc cắt giảm những khoản chi phí nhằm tăng lợi nhuận giúp làm giảm các khoản chi không phù hợp này, tối đa hóa lợi nhuận.

 Lợi nhuận

Mục tiêu của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận, lợi nhuận của ngân hàng được đo lường thông qua 2 chỉ tiêu là thu nhập và chi phí, tăng liên tục là những từ phản ánh được tổng quan về quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua.

Các khoản chi phí tăng đều qua các năm nhưng mức tăng thấp hơn so với mức tăng của thu nhập nên lợi nhuận của ngân hàng luôn đạt dương và tăng liên tục, từ 9.277 triệu đồng năm 2010 lên 13.456 triệu đồng năm 2011 với mức tăng là 45%,bước sang năm 2012 tăng lên 14.840 triệu đồng, với mức tăng cao là do việc áp dụng các chính sách hiệu quả thu hút được nguồn vốn huy động lớn, với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này tạo được nguồn lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 mức doanh thu vẫn tăng cao với 2.573 triệu đồng so với cùng kỳ (tăng 60,2%). Những kết quả khả quan này cho thấy trong thời gian qua ngân hàng đã hoạt động rất có hiệu quả, toàn thể nhân viên đã rất nổ lực để đạt được những mục tiêu đã đề ra, bên cạnh còn cho thấy xu hướng phát triển của chi nhánh NHNN0&PTNT huyện trong tương lai.

3.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong năm 2013, cán bộ công nhân viên của Ngân hàng quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sau:

Trang 28

- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2013 phấn đấu đạt 677 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 86 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 15%.

- Tổng dư nợ 490 tỷ đồng tăng so với đầu năm là 73,535 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 18%.

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

- Tỷ lệ cho vay Nông nghiệp nông thôn đạt 94%.

- Về kế hoạch tài chính: hoàn thành chỉ tiêu doanh thu hàng quý theo NH0 tỉnh giao, đảm bảo đủ lương cho cán bộ theo quy định của NHN0 VN.

- Chỉ tiêu sản phẩm dịch vụ: + Sản phẩm thẻ: 1.900 thẻ. + Dịch vụ SMS: 800

+ Bảo hiểm các loại: 500 triệu đồng.

 Nhiệm vụ cần thực hiện:

- Tập trung giữ vững thị trường, thị phần, tăng quy mô hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng, thu hút khách hàng đến giao dịch trên phạm vi toàn huyện.

- Thực hiện tốt công tác quản bá thương hiệu Agribank, tiếp thị quảng bá, khuyến mãi sản phẩm về hoạt động kinh doanh. Thực hiện tốt cẩm nang văn hóa Agribank, tiêu chuẩn giao dịch viên nhằm nâng cao uy tính của Agribank huyện Vũng Liêm.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác huy động vốn, thực hiện tốt những nội dung trong cẩm nang huy động vốn do NHN0&PTNT Việt Nam ban hành, xác định là nhiệm vụ trọng tâm, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ viên chức, quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh, tài chính do NHN0&PTNN tỉnh giao.

- Phân tích đánh giá thị trường thị phần, chú trọng tập trung thị phần đầu tư tại khu vực nông nghiệp, nong thôn, xác định hộ sản xuất, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng vừa cơ bản, vừa lâu dài, giữ vững thị phần, tiếp tục đầu tư các đề án của huyện để ra, ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn, các do- anh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản của ngành, của NHN0&PTNN Việt Nam có liên quan đến công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

Trang 29

- Tăng cường việc thẩm định, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, định kỳ hạn trả nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, kết hợp với chính quyền địa phương xử lí kịp thời nợ đến hạn và quá trình phát sinh.

- Tập trung mọi nguồn lực cho công tác xử lí nợ, thành lập đoàn, chọn một số cán bộ có năng lực cho công tác xử lí nợ, thu hồi nợ gốc, lãi đến hạn, nợ đã xử lí rủi ra đạt tỷ lệ cao, không để nợ chuyển nhóm cao hơn.

- Nêu cao tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, cải tiến lề lối làm việc, rút ngắn thời gian làm thủ tục giao dịch, tạo lòng tin đối với khách hàng, sắp xếp thời gian giao dịch hợp lí tại chi nhánh, phòng giao dịch, đảm bảo đúng giờ làm việc, không đi trể về sớm.

- Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng CBCNV theo các chỉ tiêu chủ yếu gắn với việc trả lương, xét khen thưởng nhằm tuyên truyền rộng rãi thu hút mọi nguồn vốn vào ngân hàng góp phần đưa tỷ lệ vốn huy động tăng lên.

- Tiếp tục mở rộng các sản phẩm dịch vụ một cách có hiệu quả, giữ mối quan hệ tốt với Kho Bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội phục vụ nhanh chóng, kịp thời, chính xác việc thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ khác.

- Tăng cường tốt công tác quan lí tài chính kế toán, đảm bảo chấp hành tốt chế độ nguồn vốn, tiết kiệm tối đa các khoản chi không cần thiết góp phần tăng lợi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)