5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)
2.1.2.2 Trích lập dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro tín dụng được xem là lá chắn bảo vệ thứ hai của Ngân hàng đối với các khoản nợ xấu, các mức trích lập này cũng phải tuân theo quy định của NHNN được quy định trong Thông tư 02_2013/TT-NHNN như sau:
Đối với mức trích lập dự phòng chung sẽ được trích 0.75% trên tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ một số trường hợp được quy định tại điều 13 trong thông tư.
Đối với mức trích dự phòng cụ thể được quy định theo từng nhóm nợ:
+ Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%
Số tiền dự phòng cụ thế sẽ được tính theo công thức:
n Ri R 1 Trong đó: R: Tổng số tiền trích lập dự phòng cụ thể
Ri: Tổng số tiền dự phòng cụ thể của nhóm nợ thứ i
Ri = (Ai – Ci) x r
Trong đó:
Ai: Dư nợ gốc của nhóm nợ thứ i
Ci: Giá trị tài sản đảm của nhóm nợ thứ i
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo từng nhóm nợ của nhóm nợ thứ i Nếu Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0
Trang 14
Nếu khoản tiền trích lập này tại ngân hàng quá thấp thì sẽ đe dọa đến hoạt động ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong tương lai. Nếu khoản này trích lập quá cao thì ngân hàng sẽ tốn một khoản phí không nhỏ, dẫn đến ngân hàng sử dụng lượng vốn huy động không có hiệu quả, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng phải trích lập dự phòng đúng tỷ lệ theo quy định để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.