5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)
4.3.5 Dự phòng rủi ro tín dụng
Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013
Hình 4.9: Tình hình DPRRTD tại chi nhánh NHNN0&PTNT huyện Vũng Liêm giai đoạn 2010 đến 6 tháng 2013
Đây là lá chắn thứ 2 của ngân hàng trước nợ xấu phát sinh, Thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, NHNN0&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lí rủi ro, chi nhánh NHNN0&PTNT huyện Vũng Liêm cũng căn cứ vào quy định này và chỉ đạo, hướng dẫn của ngân hàng cấp trên trong việc quản trị nợ xấu còn lại tại ngân hàng. Tại chi nhánh, nguồn DPRR chủ yếu được sử dụng để xử lí những món nợ còn tồn lại trong nhóm 5 đã quá 365 ngày, bên cạnh đó đối với những món nợ sau khi phát mãi tài sản không đủ để bù đắp vào nợ gốc cho ngân hàng thì chi nhánh sẽ sử dụng lượng dự phòng này để bù đắp vào món nợ đó. Đối với các món nợ đã được xử lí rủi ro thu hồi được thì lượng dự phòng sẽ được đưa vào khoản mục thu nhập, góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Mức tăng giảm của dự phòng rủi ro phụ thuộc vào 2 hướng tăng giảm của tổng dư nợ và mức tồn đọng nợ xấu trong năm của ngân hàng, với tổng dư nợ cũng như nợ xấu phát sinh trong năm 2010 là thấp nhất nên lượng dự phòng trong năm cũng đạt ở mức thấp nhất chỉ với 3.548 triệu đồng, nhưng
Trang 61
dần về sau với xu hướng tăng từ 2 phía đã là cho lượng trích lập DPRR tăng cao ở các năm sau với 6.601 triệu đồng năm 2011, 5.921 triệu đồng trong năm 2012 và 5.461 trong 6 tháng đầu năm 2013. Với bản chất là ngân hàng cho nông nghiệp hoạt động tại một huyện có bản chất thuần nông vì thế nhu cầu vốn tại địa bàn trên mỗi món tương đối nhỏ, nên các món vay không đảm bảo chiếm phần lớn trong các món nợ tại ngân hàng, bên cạnh đó với việc phát sinh một lượng rất lớn nợ xấu trong năm 2011 cũng là nguyên nhân làm lượng trích dự phòng trong năm đạt cao nhất nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động, tuy dần về sau lượng nợ xấu đã được xử lí giảm đi đáng kể nhưng hầu hết những món còn tồn lại là các món nợ được đảm bảo bằng động sản, với giá trị khấu trừ thấp cũng là một nguyên nhân làm tăng các khoản này trong năm 2012 cũng như trong 6 tháng đầu năm nay. Với mức tăng lớn của các khoản trích lập dự phòng cho thấy ngân hàng trong giai đoạn qua đã gặp những rủi ro lớn, đặt biệt là trong năm 2011 và đầu năm 2012, bên cạnh đó cũng cho thấy ngân hàng cũng đã chủ động trước tình trạng phát sinh nợ xấu tại ngân hàng, luôn xem trọng việc trích lập lá chắn thứ 2 này đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh ngân hàng trong thời gian vừa qua.