5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)
4.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng theo TPKT
Doanh số cho vay
Hộ sản xuất – cá nhân: huyện Vũng Liêm từ trước tới nay vốn có nền kinh tế thuần nông, đại bộ phận người dân sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi nên DSCV đối với cá nhân – hộ gia đình chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng DSCV của ngân hàng, tăng liên tục qua các năm từ 524.759 triệu đồng năm 2010 tăng lên 576.529 triệu đồng trong năm 2011 tương đương 9,9% và 625.185 triệu đồng năm 2012, thực trạng tăng này vẫn tiếp tục với 2,7% trong 6 tháng đầu năm 2013, cho thấy ngân hàng đã hoạt động rất tốt trong thời gian khó khăn vừa qua thể hiện ở các tỷ lệ tăng trong doanh số giải ngân của ngân hàng đã. Bắt đầu trong năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị Định 41/2010/NĐ-CP ưu đãi lãi suất thấp đối với cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, đây là nguyên nhân chủ yếu góp phần làm tăng liên tục DSCV đối với TPKT này. Bên cạnh lãi suất cho vay tại ngân hàng Agribank luôn ở mức thấp hơn so với các ngân hàng trên địa bàn cũng là điều kiện ưu đãi đối các hộ sản xuất-cá nhân góp phần làm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho người nông dân. Với các món nợ xấu rơi vào nhóm này rất ít cũng là điều kiện thúc đẩy cho ngân hàng liên tục tăng các món vay mới vào nhóm khách hàng này.
Trái ngược với trên, DSCV đối với các TPKT khác như DNTN, Cty TNHH liên tục giảm qua các năm. Đối với DNTN đã giảm gần 50% từ năm 2010 với 16.065 triệu đồng xuống 9.150 triệu đồng trong năm 2012,
Trang 33
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng theo TPKT tại Agribank huyện Vũng Liêm giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.DSCV 547.871 590.974 637.415 319.596 328.428 43.103 7,9 46.441 7,9 8.832 2,8 Hộ sản xuất-Cá nhân 524.759 576.529 625.185 313.246 321.548 51.770 9,9 48.656 8,4 8.302 2,7 DNTN 16.065 10.515 9.150 5.110 4.240 -5.550 -34,5 -1.365 -13,0 -870 -17,0 Cty TNHH 7.047 3.930 2.080 1.240 840 -3.117 -44,2 -1.850 -47,1 -400 -32,3 Hợp tác xã 0 0 1.000 0 1.800 0 - 1.000 - 1.800 - 2.DSTN 498.277 610.581 611.259 325.473 299.501 112.304 22,5 678 0,1 -25.972 -8,0 Hộ sản xuất-Cá nhân 475.334 592.530 594.266 314.346 290.491 117.196 24,7 1.736 0,3 -23.855 -7,6 DNTN 15.725 13.012 10.264 5.424 4.120 -2.713 -17,3 -2.748 -21,1 -1.304 -24,0 Cty TNHH 7.218 5.039 6.729 5.703 2.890 -2.179 -30,2 1.690 33,5 -2.813 -49,3 Hợp tác xã 0 0 0 0 2.000 0 - 0 - 2.000 - 3.Dư nợ 409.947 390.340 416.496 384.463 445.423 -19.607 -4,8 26.156 6,7 60.960 15,9 Hộ sản xuất-Cá nhân 391.498 375.497 406.416 374.397 437.473 -16.001 -4,1 30.919 8,2 63.076 16,8 DNTN 6.530 4.033 2.919 3.719 3.039 -2.497 -38,2 -1.114 -27,6 -680 -18,3 Cty TNHH 11.919 10.810 6.161 6.347 4.111 -1.109 -9,3 -4.649 -43,0 -2.236 -35,2 Hợp tác xã 0 0 1.000 0 800 0 - 1.000 - 800 -
Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013 DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
Trang 34
Cty TNHH đã giảm trên 70% và chỉ còn 2.080 triệu đồng năm 2012 và 840 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó thì Hợp tác xã chỉ mới phát sinh nợ trong năm 2012 chỉ với 1.000 triệu đồng và 1.800 triệu đồng ở 6 tháng năm 2013. Hầu hết DSCV đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện liên tục giảm là do hoạt động trong thời gian khó khăn, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng, không chỉ trên cả nước mà các doanh nghiệp trên địa bàn gần như hoạt động khó có hiệu quả, dẫn đến khó có lợi nhuận để có thể thanh toán lãi và gốc cho các món vay, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, cũng như thực hiện các chính sách nhằm cắt giảm nợ xấu trong thời gian diễn biến nợ xấu từ các ngân hàng đang trần trọng hơn, ngân hàng đã tiến hành đánh giá lại các món vay cũng như thẩm định, chấm điểm khách hàng khắt khe hơn, từ đó các khoản giải ngân cho các TPKT này liên tục giảm.
Doanh số thu nợ
Hộ sản xuất – cá nhân: là khách hàng trọng yếu của ngân hàng nên tỷ trọng thu nợ so với các TPKT khác chiếm cao nhất. Trong các năm qua tình hình thu nợ đối với thành phần này tiến triển rất tốt, tăng từ 475.344 triệu đồng năm 2010 lên tới 594.266 triệu đồng trong năm 2012 với tỷ lệ tăng cao nhất là 24,7% năm 2011. Vì nhóm khách hàng vay nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp nên việc xoay vòng vốn tương đối dễ khi nợ vay đến hạn, với những diễn biến nợ xấu trong thời gian qua ngân hàng đã đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh cũng như giải quyết nợ cũ. Nhân viên ngân cũng đã rất nổ lực để thực hiện tôt các chỉ tiêu về thu nợ mà kế hoạch đã đề ra như: gửi giấy báo, điện thoại nhắc nhở khách hàng,…để giúp khách hàng có chuẩn bị trả nợ khi đến hạn. Tuy nhiên bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN giảm còn 290.491 triệu đồng so với 314.346 triệu đồng cùng kỳ năm 2012, trong đầu năm điều kiện về tự nhiên không thuận lợi cho mùa vụ của nông dân, bên cạnh dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, heo tai xanh,…ảnh hưởng đến sản xuất, làm giảm DSTN trong đầu năm nay.
Đối với các TPKT khác lại trái ngược, tình hình thu nợ liên tục giảm qua các năm, tương ứng với DNTN đã giảm từ 15.725 triệu đồng năm 2010 xuống còn 10.264 triệu đồng năm 2012 với tốc độ giảm trung bình 20% năm, xu hướng này tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Tuy đối với Cty TNHH có biến động nhưng xu thế chung vẫn giảm từ 7.218 triệu đồng trong năm 2010 còn 6.729 triệu đồng năm 2012, và chỉ còn 2.890 triệu đồng trong đầu năm nay. Có thể lý giải nguyên nhân là do các TPKT này hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, khi biến động về tài chính xảy ra thì hầu hết điều không ứng phó kiệp với tình hình, với biến động làm lãi suất tăng cao nên DSTN đối với các
Trang 35
loại hình này bị ảnh hưởng. Bên cạnh loại hình hợp tác xã chỉ mới phát sinh cuối năm 2012 và đầu năm nay nên DSTN chỉ phát sinh trong 6 tháng năm 2013 với 2 tỷ đồng.
Dư nợ
Hộ sản xuất – cá nhân: tổng hợp về dư nợ cũng thống nhất với xu thế chung của DSCV và DSTN, vì tốc độ tăng của DSTN không theo kịp với tình hình giải ngân cho hộ sản xuất-cá nhân nên tổng thể về dư nợ cuối kỳ của TPKT này nhìn chung tăng, tuy giảm còn 375.497 triệu đồng năm 2011 giảm chút ít so với 2010 với tỷ lệ 4,1%, chủ yếu là do nhu cầu vốn trong năm khá cao nhưng với những biến động nợ xấu trong năm rất lớn là nhân tố làm cho ngân hàng phải đẩy nhanh công tác thu nợ vì thế trong năm 2011 có tốc độ tăng DSTN lớn hơn so với DSCV làm cho dư nợ trong TPKT này giảm nhưng mức giảm tương đối nhỏ, nhưng bước sang 2012 tăng lại 406.416 triệu đồng, tiếp tục tăng 437.473 triệu đồng trong đầu năm nay, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2012. Với các chính sách ưu đãi rất lớn về lãi suất cho lĩnh vực nông nghiệp theo quyết định 41/2010/QĐ-CP đã kích thích làm tăng dư nợ qua từng năm. Với các món nợ đáo hạn đã thanh toán sẽ được tiếp tục vay trở lại nhằm tiếp tục quay vòng sản xuất của các hộ, ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Đối với các TPKT khác, tốc độ tăng của DSTN luôn cao hơn DSCV nên tổng hợp tình hình dư nợ của các DNTN luôn giảm qua các năm, bắt đầu giảm từ 6.530 triệu đồng năm 2010 xuống chỉ còn 2.919 triệu đồng năm 2012, 6 tháng đầu năm cũng với xu thế chung đó, vì đây là loại hình kinh doanh được đảm bảo bằng tất cả tài sản của chủ sở hữu nên các món nợ được đảm bảo hơn các loại hình khác, vì thế các món nợ thường dễ thu hơn loại hình khác. Tuy về tuyệt đối dư nợ các Cty TNHH cao hơn so với các DNTN nhưng diễn biến chung vẫn tiếp tục giảm với tốc độ giảm cao nhất 43% trong năm 2012 và 35,2% trong 6 tháng đầu năm nay. Chủ yếu làm giảm các khoản dư nợ này là do tình hình biến động chung của nền kinh tế, làm các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương không thích ứng kịp, theo đó với biến động nợ xấu tại các ngân hàng, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, các món vay đã được đánh giá khắt khe hơn.