Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 50)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)

4.2.2Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn

 Doanh số cho vay

Do đặc điểm của huyện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế nông nghiệp nên hầu hết người dân trên địa bàn huyện sống chủ yếu nhờ vào trồng

Trang 36

Bảng 4.3: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tại Agribank huyện Vũng Liêm giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.DSCV 547.871 590.974 637.415 319.596 328.428 43.103 7,9 46.441 7,9 8.832 2,8 Ngắn hạn 504.296 563.811 604.324 304.352 315.544 59.515 11,8 40.513 7,2 11.192 3,7 Trung - Dài hạn 43.575 27.163 33.091 15.244 12.884 -16.412 -37,7 5.928 21,8 -2.360 -15,5 2.DSTN 498.277 610.581 611.259 325.473 299.501 112.304 22,5 678 0,1 -25.972 -8,0 Ngắn hạn 451.147 565.896 568.876 300.554 282.042 114.749 25,4 2.980 0,5 -18.512 -6,2 Trung - Dài hạn 47.130 44.685 42.383 24.919 17.459 -2.445 -5,2 -2.302 -5,2 -7.460 -29,9 3.Dư nợ 409.947 390.340 416.496 384.463 445.423 -19.607 -4,8 26.156 6,7 60.960 15,9 Ngắn hạn 305.907 303.822 339.270 307.620 372.772 -2.085 -0,7 35.448 11,7 65.152 21,2 Trung - Dài hạn 104.040 86.518 77.226 76.843 72.651 -17.522 -17 -9.292 -11 -4.192 -5

Trang 37

trọt, chăn nuôi. Với chu kỳ sản xuất trong thời gian ngắn nên lượng giải ngân trong thời gian qua cũng tập trung vào ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu người dân, vì thế DSCV ngắn hạn luôn chiếm 1 tỷ lệ rất cao trong tổng DSCV của ngân hàng, thể hiện ở tốc độ tăng liên tục từ 504.296 triệu đồng lên 563.811 triệu đồng năm 2011 với tốc độ tăng 11,8%, tăng tiếp tục 7,2% khi bước sang năm 2012 lên đến 604.324 triệu đồng. Tỷ lệ này vẫn tiếp tục khi bước sang đầu năm 2013 với tỷ lệ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2012. Có thể giải thích hiện tượng tăng này là đo trong các năm qua, ngân hàng đã tăng cường mở thêm nhiều Phòng giao dịch xuống tận xã nhằm mục đích cho người dân ở các xã có thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, bên cạnh thời gian qua ngân hàng có các chính sách ưu đãi về lãi suất cho người nông dân dẫn đến doanh số cho vay tăng mạnh.

Về tình hình cho vay đối với các nhu cầu vốn trung và dài hạn chủ yếu là cho vay đối với các doanh nghiệp, cty trên địa bàn vì thế nên tình hình giải ngân cho các đối tượng này sẽ phụ thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như dựa vào biến động của thị trường, bên cạnh còn có những món nợ của cá nhân có giá trị rất lớn với nhu cầu mua phương tiện đường thủy đã gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Bắt đầu với 43.575 triệu đồng năm 2010 đã giảm rất mạnh với tỷ lệ 37,3% xuống còn 27.163 triệu đồng năm 2011, chủ yếu mức giảm này là các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng trong khi các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế. Bước sang 2012 tình trạng đã được cải thiện với 33.091 triệu đồng, tăng 21,8% tương ứng với những thích ứng với tình hình của các doanh nghiệp, nền kinh tế bắt đầu bình ổn trở lại cũng như thông thương được mở rộng. Khi bước vào những tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này đã giảm đi so với cùng kỳ năm 2012 với tỷ lệ 15,5%, chủ yếu là do ngân hàng vẫn còn dè dặt với các món vay dài hạn có rủi ro cao này.

 Doanh số thu nợ

Vì chủ yếu các món vay của ngân hàng rơi vào ngắn hạn, vì các món vay là ngắn nên sẽ ít rủi ro và khả năng thu hồi sẽ dễ hơn các món vay trung - dài hạn, vì thế DSTN của món vay ngắn vẫn luôn chiếm rất cao trong tổng thể, với khả năng thu hồi dễ nên DSTN trong thời gian qua tăng liên tục từ 2010 với 451.147 triệu đồng lên 565.896 triệu đồng tương ứng 25,4% trong năm 2011, tiếp tục với 568.876 triệu đồng năm 2012. Ngân hàng đã thu các món lãi và gốc có hiệu quả, đối với các món chưa đến hạn ngân hàng cũng gởi giấy nhằm nhắc nhở khách hàng để chủ động tìm nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng, cho thấy ngân hàng đã có các kênh đầu tư có hiệu quả tại địa phương. Khi

Trang 38

bước sang đầu năm 2013, các món thu đã giảm chậm lại với tỷ lệ 6,2% so với cùng kỳ năm 2012, do trong đầu năm nay với thời tiết không thuận lợi cũng như dịch bệnh trên vật nuôi đã làm cho người dân không đạt được lợi nhuận cao.

Đối với việc thu các món nợ trung – dài hạn thì trái ngược, liên tục giảm trong 3 năm gần đây nhưng với tỷ lệ giảm không cao. Bắt đầu từ năm 2010 với 47.130 triệu đồng giảm xuống còn 44.685 triệu đồng trong năm 2011 và 42.383 triệu đồng trong năm 2012, cũng tương ứng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ 2012 với tỷ lệ 29,9%. Do biến động nên các món nợ của các doanh nghiệp khó thu hồi được, tuy nhiên với tỷ lệ giảm tương đối nhỏ cho thấy nhân viên ngân hàng cũng đã rất nổ lực trong việc thu hồi cả gốc và lãi các món nợ này, tuy nhiên ngân hàng cần cải thiện tình trạng này nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.

 Dư nơ

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013

Hình 4.2: Tình hình dư nợ phân theo thời hạn giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013

Nhìn về tổng thể các khoản dư nợ ngắn hạn tuy có biến động nhưng vẫn với xu thế tăng trưởng qua các năm, từ 305.905 triệu đồng tuy có giảm chút ít ở năm 2011 xuống còn 303.822 triệu đồng chủ yếu là do tốc độ tăng của việc giải ngân tăng theo không kịp với tốc độ thu nợ, đây là tình trạng chung của cả ngắn hạn và trung – dài hạn, ngân hàng đã tích cực thu hồi các món nợ đến hạn cũng như nhắc nhở khách hàng về các món sắp đến hạn nhằm để đảm bảo an toàn cho các món vay khi nền kinh tế đang trong thời kỳ biến động. Nhưng sau đó đã tăng trở lại 339.270 triệu đồng trong năm 2012 và đạt tỷ lệ cao nhất

Trang 39

vào 6 tháng đầu năm nay với 372.772 triệu đồng tương ứng với 21,2% tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2012. Với lượng vốn huy động tăng mạnh, để sử dụng có hiệu quả thì ngân hàng phải sử dụng để cho vay, bên cạnh với phần lớn các món vay chủ yếu là ngắn hạn với tỷ lệ rủi ro không cao nên ngân hàng cũng an tâm hơn khi cho vay, tuy nhiên ngân hàng cũng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc nhằm đảm bảo an toàn cho các món vay cũng như cho ngân hàng.

Khi xét đến đến các món vay trung và dài hạn thì ngân hàng càng phải thận trọng hơn khi quyết định cho vay do những tác nhân bên ngoài đang biến động, vì thế dư nợ đối với thời hạn này cũng dần dần giảm với tốc độ tương đối, từ 104.040 triệu đồng năm 2010 xuống còn 86.018 trong năm 2011 và 77.226 triệu đồng trong năm 2012 và chỉ còn 72.651 triệu đồng trong đầu năm nay. Tình hình này cũng cho thấy ngân hàng đang rất thận trọng khi quyết định đầu tư vốn vào các lĩnh vực sử dụng vốn trung và dài hạn này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 50)