Phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 54)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)

4.3.1.1Phân theo thành phần kinh tế

Đối với thành phần kinh tế thì Hộ gia đình – cá nhân luôn đứng đầu trong tổng thể giống với các xu thế khác như dư nợ, DSCV,…vì đây được xem là nhóm khách hàng trọng tâm của ngân hàng. Trong thời gian qua tình hình phát sinh các món nợ quá hạn biến động mạnh theo chiều hướng tăng, nhưng dần về sau các món nợ quá hạn bắt đầu giảm. Từ năm 2010 với 7.641 triệu đồng nhưng bước sang năm sau thì các món nợ quá hạn tăng đột biến lên 41.437 triệu đồng với tốc độ tăng thêm gần 5 lần, một phần do tác động từ bên ngoài với tình trạng lãi suất cho vay cao 18%, kèm theo chi phí giá tăng mạnh với 18,58% biến động lạm phát trong năm làm phía khách hàng gặp nhiều khó khăn, bên cạnh với số lượng khách hàng trên mỗi cán bộ tín dụng khá đông làm cho công tác theo dõi việc sử dụng vốn cũng như hoạt động của khách hàng bị hạn chế, công tác thông báo thu nợ gốc và lãi khi đến hạn không đạt hiệu quả cao, khi lượng tiền có sẵn rất hạn chế mà công tác nhắc nhở bị chậm trể đã làm cho khách hàng khó chuẩn bị kịp khi đến hạn là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Dần về sau lượng phát sinh thêm nợ quá hạn giảm rất mạnh với mức giảm 41,9% trong năm 2012 và còn 11.079 triệu đồng, giảm 43,7% trong 6 tháng đầu năm 2013, sau tình trạng tăng trưởng nóng tín dụng, ngân hàng đã ban hành nhiều văn bản thúc giục công tác thu hồi nợ cũng như

Trang 40

Bảng 4.4: Tình hình nợ quá hạn phát sinh trong kỳ theo TPKT của ngân hàng Agribank huyện giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị:Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Vũng Liêm, 2010, 2011, 2012, 6T 2013

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

Cty TNHH: Công ty Trách nhiệm hữu hạn

NỢ QUÁ HẠN PHÁT SINH 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T- 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Hộ sản xuất-Cá nhân 7.641 41.437 24.066 19.675 11.079 33.796 442,3 -17.371 -41,9 -8.596 -43,7 DNTN 224 574 367 337 149 350 156,3 -207 -36,1 -188 -55,8 Cty TNHH 98 489 124 82 92 391 399,0 -365 -74,6 10 12,2

Trang 41

nâng cao chất lượng của những món nợ mới, bên cạnh với sự ổn định của nền kinh tế đã giúp khách hàng có nguồn trả nợ cũng như giảm bớt chi phí từ lãi suất. Tuy dần về sau các món nợ quá hạn phát sinh đã giảm nhưng con số phát sinh ở từng năm vẫn còn cao.

Đối với các Cty TNHH và DNTN tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn phát sinh nhưng số phát sinh vẫn theo chiều hướng tăng về mặt con số, biến động mạnh nhất tập trung trong năm 2011, với tốc độ tăng 156,3% nợ quá hạn phát sinh trong kỳ của loại hình DNTN đã tăng từ 224 triệu đồng lên 574 triệu đồng, còn về loại hình Cty TNHH cũng tăng từ 98 triệu đồng lên 489 triệu đồng, tăng gần 4 lần so với năm 2010. Với thực trạng tăng trưởng tín dụng nóng giai đoạn này, các ngân hàng đua nhau huy động cũng như giải ngân từ đó làm phát sinh các món nợ kém chất lượng, với những hạn chế trong hiểu biết về tất cả các lĩnh vực, thiếu thông tin về khách hàng nên quá trình thẩm định trước cho vay không đạt hiệu quả, kèm theo lãi suất cao với biến động của nền kinh tế là những nhân tố tìm ẩn cho các món nợ kém chất lượng tại ngân hàng. Dần về sau thì việc phát sinh tăng nhóm nợ này của loại hình DNTN đã được kìm chế lại chỉ còn 337 triệu đồng trong năm 2012 và 149 triệu đồng trong đầu năm nay, nhóm các Cty TNHH cũng được hạn chế còn 124 triệu đồng năm 2012 và 92 triệu đồng ở 6 tháng đầu năm nay. Với xu hướng tăng của dư nợ tuy nhiên các món nợ quá hạn phát sinh thêm trong kỳ lại được hạn chế giảm dần theo từng năm có thể đánh giá được những kinh nghiệm từ năm 2011 với những văn bản, chính sách đúng đắn tại chi nhánh NHNN0&PTNT huyện Vũng Liêm đã giúp ngân hàng hạn chế phát sinh thêm nhóm nợ này. Bên cạnh với xu hướng giảm liên tục DSCV đối với nhóm này cũng là biểu hiện cho thấy ngân hàng đang thận trọng hơn khi cho vay đối với loại hình doanh nghiệp, công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện vũng lêm – pgd cầu mới (Trang 54)