Giới thiệu sơ lƣợc về công ty

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần may tây đô (Trang 39)

Tên Công ty: Công ty cổ phần May Tây Đô

Tên tiếng Anh: TAYDO GARMENT JOINTSTOCK COMPANY Logo của Công ty:

Địa chỉ: 73 Mậu Thân - Phƣờng An Hoà - Quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ

Điện thoại: 07103.894.923_894.229 Fax: 07103.891.645

Email: taydo@hcm.vnn.vn

Website: www.taydo.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 1800158774 do Phòng Kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Cần Thơ cấp.

Vốn điều lệ: 14.000.000.000 VNĐ (Mƣời bốn tỷ đồng) kể từ ngày 01/01/2008.

Lĩnh vực kinh doanh chính: nhận gia công hàng may mặc xuất khẩu, FOB nội địa.

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Tiền thân là công ty là Xí nghiệp liên doanh May Tây Đô đƣợc thành lập ngày 16/10/1989 theo quyết định số 99/CNN của Bộ Công Nghiệp, gồm 2 sáng lập viên là Công ty may Việt Tiến và Công ty Thƣơng Nghiệp Thành phố Cần Thơ.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể khái quát qua những giai đoạn sau:

+ Giai đoạn I (1989-1996): Doanh nghiệp may Tây Đô đƣợc thành lập

theo dạng Xí Nghiệp Liên Doanh giữa công ty May Việt Tiến và công ty bách hoá tổng hợp Cần Thơ, những ngày đầu thành lập xí nghiệp có trên 120 cán bộ

40

công nhân viên, 60 máy may công nghiệp do Liên Xô (cũ) sản xuất, doanh thu hàng năm đạt trên dƣới 200 triệu đồng, thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là Liên Xô (cũ), một số nƣớc Đông Âu và sản xuất hàng hoá theo hiệp định trao đổi thƣơng mại hoặc nợ giữa 2 giai cấp Chính phủ. Sau biến cố chính trị 1991 ở Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu công ty gặp rất nhiều khó khăn do bị mất thị trƣờng xuất khẩu, tình hình tài chính của xí nghiệp rất hạn hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu.

+ Giai đoạn II (1996-2004): Doanh nghiệp Nhà nƣớc với tên gọi Công

ty May Tây Đô đƣợc thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Cần Thơ số 2002/QĐ.CT.TCCP.96 ngày 01/10/1996. Bƣớc đầu công ty đã đuợc sự quan tâm của tỉnh Cần thơ và mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tƣ mở rộng nhà xuởng, máy móc thiết bị chuyên dùng tiên tiến, hiện đại của các hãng sản xuất nổi tiếng nhƣ Nhật bản, Hồng Kông, Châu Âu, Mỹ và tìm kiếm khách hàng, thị trƣờng mới, bƣớc đầu làm hàng xuất khẩu sang các nƣớc trong khu vực nhƣ: Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và từng bƣớc thâm nhập vào thị trƣờng EU, Canada, Hoa kỳ…Sau khi thâm nhập vào các nền kinh tế thị trƣờng có hiệu quả, quy mô sản xuất mở rộng, thu hút lao động từ 200 công nhân tăng 1.000 công nhân, doanh thu tăng dần. Công ty bắt đầu tham gia thị trƣờng chính cho thƣơng hiệu Tây Đô về sau này.

+ Giai đoạn III (2004-2007): Công ty TNHH ra đời mang tên Công Ty

TNHH Tây Đô Việt Nam theo quyết định số 3458/CT-QĐ.UB ký ngày 16/11/2004, với tên giao dịch là TAYDO VIET NAM CO.LTD, vốn điều lệ là 1.500.152.006 đồng. Thị trƣờng xuất khẩu phát triển tốt, ổn định. Công ty đã quan tâm tới thị trƣờng nội địa để từng bƣớc cân bằng chiến lƣợc kinh doanh giữa xuất khẩu và phục vụ hàng tiêu dùng trong nƣớc nói chung và của ĐBSCL nói riêng. Đây là động thái tích cực để nâng cao thuơng hiệu may Tây đô trên thị truờng trong nƣớc và ngoài nƣớc, là tiền đề cho chiến lƣợc kinh doanh của công ty khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO.

+ Giai đoạn IV (2008-nay): ngày 01/01/2008 Công Ty Cổ phần May

Tây Đô ra đời, với tên giao dịch là TAYDO GARMENT JOINTSTOCK COMPANY, vốn điều lệ 14.000.000.000 đồng, trong đó: Cổ phần công ty may Việt Tiến nắm giữ 32,79%, cổ phần ƣu đãi chiếm 47,21% và còn lại 20% cổ phần bán đấu giá. Công ty hoạt động trong điều kiện thuận lợi về mọi mặt, thuơng hiệu “Tây Đô” đã đến với nguời tiêu dùng trong cả nƣớc trong năm 2008 bằng hệ thống phân phối sản phẩm trên cả nuớc đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Nhờ đó mà doanh thu hàng nội địa tăng đáng kể. Thị trƣờng xuất khẩu rất tốt nhờ các hợp đồng FOB đã ký kết năm 2007. Trong giai đoạn này, công ty đã gặp phải khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu và đã tác

41

động lớn vào hoạt động SXKD trong năm 2009 và ảnh hƣởng đến nay. Những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng công đã không ngừng cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại đƣa năng suất và chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao và đuợc khách hàng tín nhiệm.

Trong quá trình hoạt động SXKD, tạo việc làm cho ngƣời lao động và đóng góp vào chỉ tiêu tăng truởng kinh tế của Thành phố Cần thơ một cách đáng kể. Công ty đƣợc Đảng, Nhà nƣớc tặng thƣởng 3 huân chƣơng lao động, 6 năm đƣợc tặng giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam, 10 năm liên tục đƣợc ngƣời tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao”. Trên cơ sở đó từ Ban lãnh đạo đến mọi thành viên của công ty đều cam kết thực hiện những yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001: 2000. Ngoài những phần thƣởng cao quý trên còn nhận đƣợc nhiều bằng khen và giấy khen của Bộ Công nghiệp, Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam.

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Chức năng 3.2.1 Chức năng

Tiến hành việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nƣớc.

Tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lƣợng cao.

Tạo điều kiện và đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.

3.2.2 Nhiệm vụ

Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu tƣ phát triển nhằm nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng hàng xuất khẩu.

Nghiên cứu các đối tƣợng cạnh tranh để đƣa ra các phƣơng án xuất nhập khẩu giữ vững các thị trƣờng có lợi nhất.

Nghiên cứu luật pháp quốc tế, các thông lệ kinh doanh nhằm nắm vững nhu cầu thị hiếu, giá cả các loại sản phẩm may mặc, tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu tiêu dùng, phục vụ SXKD may mặc thời trang.

Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính lao động, tiền lƣơng, quản lý và thực hiện theo phân phối lao động, không ngừng đào tạo bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hoá tay nghề cho các cán bộ công nhân viên công ty.

42

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC PHÒNG BAN PHÒNG BAN

3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty cổ phần May Tây Đô, 6 tháng đầu năm 2013

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần May Tây Đô Ghi chú: 1, 2,…,15 là các chuyền may.

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Tổng Giám đốc: toàn quyền tổ chức bộ máy quản lý, xây xựng chiến lƣợc phát triển. Tổ chức điều hành, thực hiện và kiểm tra hoạt động SXKD trong công công ty. Phân công trách nhiệm, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ cho Phó tổng Giám đốc. Là ngƣời đại diện của công ty trong các quan hệ kinh tế trƣớc pháp luật.

Phó Tổng Giám đốc: giải quyết về chính trị tƣ tƣởng cho toàn thể cán bộ

công nhân viên. Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám Đốc về tất cả các lĩnh vực 1 2 … 15 1 2 … 15 Tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc Xí nghiệp May 1 Phòng tổ chức hành chính Phòng chuẩn bị sản xuất Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng kiểm soát nội bộ Xí nghiệp May 2 Các cửa hàng ở Cần Thơ Xƣởng thêu vi tính Tổ ủi đóng gói Xƣởng cắt Tổ ủi đóng gói Xƣởng cắt

43

đƣợc phân công. Kiểm tra, chỉ đạo sản xuất và xem xét đánh giá hiệu quả khối lƣợng công việc của từng đơn vị có phù hợp với những yêu cầu của hệ thống chất lƣợng. Thay mặt Tổng Giám Đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động SXKD của công ty khi Tổng Giám Đốc đi vắng.

Phòng tổ chức hành chính: làm tham mƣu, đề xuất với lãnh đạo công ty

về các chế độ, chính sách nội bộ của công ty đối với ngƣời lao động phù hợp với pháp luật. Quản lý điều hành các hoạt động về tổ chức, lao động, tiền lƣơng và công tác hành chính quản trị toàn công ty. Xây dựng các kế hoạch tuyển dụng lao động và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chiến lƣợc kinh doanh của công ty. Xây dựng kế hoạch, phƣơng án, thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vệ sinh, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trƣờng trong và ngoài công ty. Thực hiện chế độ ghi nhận hồ sơ, báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng, quý, năm và quản lý, lƣu trữ hồ sơ tài liệu bảo mật thông tin. Thƣờng trực ban chỉ đạo thực hiện SA 8000, tiếp nhận thông tin khi khách hàng đánh giá SA.

Phòng chuẩn bị sản xuất: xây dựng kế hoạch SXKD, điều độ sản xuất toàn công ty, lập kế hoạch sản xuất ngày, tháng, quý, năm. Thực hiện thống kê tổng hợp, tính giá thành sản phẩm cho các đơn hàng tiết kiệm. Lập kế hoạch thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ đăng ký xuất nhập khẩu theo đúng pháp luật, các yêu cầu của khách hàng về nội dung, tiến độ, chất lƣợng khi có yêu cầu. Lập hợp đồng gia công, bán sản phẩm theo đúng pháp luật. Thƣờng trực ban chỉ đạo ISO 9001 và tiếp khách đánh giá về ISO. Tổ chức nghiên cứu cải tiến các công cụ sản xuất và thao tác sản xuất. Trực tiếp làm việc với khách hàng về các vấn đề liên quan tới kỹ thuật đơn hàng, triển khai thống nhất trong các đơn vị sản xuất và các vấn đề về nguyên phụ liệu đến các bộ phận liên quan. Tổ chức việc kiểm tra quá trình sản xuất để đảm bảo các sản phẩm đạt chất lƣợng. Hƣớng dẫn xử lý các vấn đề về kỹ thuật, chất lƣợng phát sinh.

Phòng kế toán: quản lý tài sản, hàng hoá, máy móc thiết bị, phƣơng tiện,

công cụ phục vụ cho hoạt động SXKD. Xây dựng các kế hoạch, phƣơng án về hoạt động tài chính, kế toán, thống kê nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vào hoạt động SXKD. Thanh lý hợp đồng, thu hồi công nợ. Hạch toán kinh tế, phân tích kết quả SXKD định kỳ tháng, quý, năm.

Phòng kiểm soát nội bộ: là bộ phận tham mƣu, giúp việc cho Hội đồng

quản trị, Ban kiểm soát về công tác KSNB của toàn công ty. Chịu trách nhiệm về các hoạt động KSNB theo quy định của pháp luật. Xây dựng quy trình nghiệp vụ KSNB tại công ty; phát hiện, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phƣơng pháp và phạm vi hoạt động của KSNB. Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách

44

độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị, bộ phận, hoạt động của công ty. Kiến nghị các biện pháp sữa chữa, khắc phục sai sót, xử lý những vi phạm.

Phòng kinh doanh: quản lý toàn bộ hệ thống bán hàng, kho hàng, thủ tục chứng từ liên quan đến hàng. Thực hiện các chiến lƣợc Makerting cho các sản phẩm may mặc mang thƣơng hiệu “Tây Đô”. Tìm kiếm đối tác và mở rộng mạng lƣới phân phối trong khu vực và cả nƣớc. Kiểm tra theo dõi và báo cáo định kỳ doanh số hàng nội địa. Nhận đơn đặt hàng của các công ty và của hàng bán lẻ, hoạch toán sổ sách chứng từ, báo cáo định kỳ tháng, quý, năm. Giám sát hệ thống bán lẻ, giải quyết thắc mắc của khách hàng trong phạm vi cho phép. Thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi, hội chợ, trƣng bày,…theo yêu cầu của Ban Tổng Giám Đốc.

Tổ ủi, đóng gói: sau khi sản phẩm hoàn thành từ các dây chuyền may để kiểm tra chất lƣợng thì tổ ủi thẳng sau đó đóng gói nhập kho thành phẩm để chuyền cho khách hàng.

Xưởng cắt: nhận cắt rập từ các cán bộ kỹ thuật để tiến hành cắt trên vải

rồi đánh số thứ tự các sản phẩm vải để cắt sau đó bàn giao cho các dây chuyền may.

Tổ trưởng, tổ phó dây chuyền may: đôn đốc công nhân trong dây chuyền

may để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất và chất lƣợng nhận nguyên vật liệu từ thủ kho về phân phối cho công nhân trong dây chuyền may mà mình phụ trách, kiểm tra, theo dõi số lƣợng sản phẩm, số lƣợng lao động, thời gian lao động của công nhân mỗi ngày.

Các dây chuyền may: từ sự hƣớng dẫn của phòng kỹ thuật may cùng với

nguyên phụ liệu cung cấp sẵn, các công nhân may tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh đạt yêu cầu chất lƣợng, mỗi công nhân trong một dây chuyền may chỉ may một công đoạn, một phần của sản phẩm. Đây là một bộ phận rất quan trọng vì nó đóng vai trò quyết định chất lƣợng, số lƣợng sản phẩm.

3.3.3 Tình hình nhân sự của công ty

3.3.3.1 Cơ cấu lao động

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Số ngƣời lao động Tỷ lệ (%)

Số lao động gián tiếp 124 8,57

Số lao động trực tiếp 1.323 91,43

Tổng cộng 1.447 100,00

45

Qua bảng số liệu ta thấy số lao động của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 là 1.447 ngƣời, trong đó số lao động trực tiếp là 1.323 ngƣời, chiếm 91,43% cao gấp hơn 10 lần số lao động gián tiếp. Trong những năm gần đây, số lao động của công ty đã tăng lên đáng kể. Điều này cũng cho thấy đƣợc quy mô của công ty ngày càng một mở rộng. Để bù đắp công sức lao động của ngƣời nhân viên, công ty đã có chế độ bồi dƣỡng, tiền thƣởng tăng ca cho công nhân, nhân viên. Công ty luôn đảm bảo mức lƣơng cơ bản cho lao động trực tiếp sản xuất.

3.3.3.2 Trình độ lao động

Bảng 3.2: Trình độ lao động của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013

Trình độ Số ngƣời lao động Tỷ lệ (%) Đại học 22 1,52 Cao đẳng 17 1,17 Trung cấp 21 1,45 Phổ thông 1.387 95,85 Tổng cộng 1.447 100,00

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty cổ phần May Tây Đô, 6 tháng đầu năm 2013

Công ty nhận thức đƣợc rằng nguồn nhân lực là yếu tố để phát triển bền vững và thành công. Trong những năm gần đây, trình độ lao động của công ty không ngừng tăng lên để đáp ứng với nhu cầu, điều kiện sản xuất mới. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng số lao động của công ty là 1.447 ngƣời. Tuy nhiên, số lƣợng lao động có trình độ phổ thông trong công ty chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu lao động, số lao động này chiếm tới 95,85% tƣơng đƣơng 1.387 ngƣời. Trình độ lao động phổ thông chủ yếu là nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm làm việc ở các phân xƣởng, xử lý nguyên liệu. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả các loại máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại nhƣ ngày nay thì công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt trình độ chuyên môn hơn. Riêng đối với nhân viên quản lý của công ty thì có trình độ cao. Theo số liệu của phòng tổ chức hành chính, công ty có 22 ngƣời có trình độ đại học chiếm 1,52 %, 17 ngƣời có trình độ cao đẳng chiếm 1,17% và 21 ngƣời có trình độ trung cấp chiếm 1,45%. Bên cạnh đó, để góp phần phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao, công ty đã chú trọng trong việc thực hiện các chế độ lƣơng, thƣởng, trợ cấp cho ngƣời lao động; chính sách đào tạo cán bộ về chuyên môn kỹ thuật bắt kịp với các chuẩn công nghệ mới.

46

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Công ty cổ phần May Tây Đô tổ chức công tác kế toán theo hình thức tổ chức tập trung. Phòng kế toán của công ty thực hiện mọi công tác kế toán từ

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần may tây đô (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)