Những phƣơng án trong chƣơng 4 đều là những phƣơng án mang lại lợi nhuận cao cho công ty, có tính ứng dụng và thực tiễn cao đối với công ty. Qua việc phân tích này giúp công ty tìm ra giải pháp tăng sản lƣợng tiêu thụ, tăng lợi nhuận.
* Sau đây là một số giải pháp đề xuất để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất: có 2 phương án. Một là tăng doanh thu thực hiện và hai là giảm doanh thu hòa vốn.
- Tăng mức doanh thu thực hiện có 2 cách là tăng khối lƣợng bán ra hoặc tăng giá bán. Tăng giá bán sản phẩm ảnh hƣởng đến lợi ích lâu dài của công ty. Mặt tích cực của việc tăng giá bán có thể trở thành chi phí cơ hội khi thị phần bị thu hẹp. Tuy nhiên, nếu tăng giá bán trong khi thị trƣờng ổn định có thể sẽ tác động đến tâm lý khách hàng và giảm khả năng cạnh tranh về giá so với các công ty đối thủ. Do đó, tăng giá bán không phải là một giải pháp tốt. Giải pháp tối ƣu là tăng khối lƣợng sản phẩm bằng cách sử dụng các chiến
87
lƣợc sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn một chiến lƣợc quảng cáo có thể làm tăng khối lƣợng gia công. Vấn đề còn lại là hiệu quả lợi ích chi phí của chiến lƣợc quảng cáo đó nhƣ thế nào. Trong nhiều trƣờng hợp giải pháp tăng khối lƣợng sản phẩm bán ra đƣợc ƣa thích hơn.
- Giảm doanh thu hòa vốn có 2 cách là giảm tổng chi phí bất biến và tăng tỷ lệ SDĐP. Giảm chi phí bất biến khó khăn và đôi khi không thể thực hiện đƣợc vì việc sử dụng chi phí bất biến liên quan đến quy mô sản xuất và trang bị máy móc thiết bị. Giảm bớt quy mô sản xuất sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích tƣơng lai trong dài hạn. Do đó nhà quản trị thƣờng ít sử dụng đến giải pháp này. Nâng cao tỷ lệ SDĐP đồng nghĩa với việc giảm sử dụng các yếu tố chi phí khả biến. Các yếu tố chi phí khả biến thƣờng liên quan đến hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn và nhƣ vậy việc giảm bớt chúng tạm thời sẽ đem lại kết quả là tỷ lệ số SDĐP dƣ đảm phí sẽ tăng lên. Chẳng hạn, nhƣ việc kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp tốt hơn có thể làm chi phí sản xuất khả biến giảm xuống và do đó làm tăng tỷ lệ SDĐP. Hoặc khi nhà quản trị thay đổi các biện pháp kiểm soát và thay đổi định mức chi phí, đôi khi sẽ ảnh hƣởng hay chuyển đổi giữa hai yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến. Các biện pháp kiểm soát và sử dụng chi phí sẽ ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực đến mục tiêu quản trị là doanh số hoà vốn và do đó với số dƣ an toàn và xa hơn nữa là tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chẳng hạn việc thay thế hình thức trả hoa hồng bán hàng bằng tiền lƣơng bán hàng thời gian có thể ảnh hƣởng tốt hoặc không tốt.
* Một số giải pháp về chi phí:
- Chi phí nhân công: giảm chi phí nhân công bằng cách tăng năng suất lao động và giảm hao phí lao động. Đối với tăng năng suất lao động cần tránh tình trạng làm việc liên tục, vừa làm công nhân mệt mỏi vừa mang lại hiệu quả không cao. Đối với giảm hao phí lao động cần bố trí lao động có trình độ tay nghề hợp lý theo yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, trên địa bàn công ty hoạt động có nguồn lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, phần lớn lao động đều là lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo lại không chuyên. Do đó họ thƣờng xuyên thay đổi công việc, nơi làm việc với nhiều lý do khác nhau; mặt khác số công nhân lại có tính chất lao động theo mùa vụ nên gây ra nhiều khó khăn cho các nhà máy tuyển dụng. Để khắc phục nhƣợc điểm đó chúng ta cần:
+ Đào tạo tại chỗ tay nghề cho công nhân mới đồng thời đào tạo thêm tay nghề cho công nhân cũ bằng việc đƣa công nhân đi học các lớp đào tạo ngắn hạn. Có chính sách ƣu tiên cho công nhân có kinh nghiệm, có tay nghề nhằm khuyến khích họ làm việc lâu dài với công ty.
88
+ Mua sắm, đầu tƣ, đổi mới máy móc trong phân xƣởng để có thể thay thế một phần nhân công lao động tay chân, nâng cao năng suất lao động.
+ Nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lao động để tránh lãng phí sức lao động, nghiên cứu bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề. Bên cạnh đó, công ty nên áp dụng chế độ khen thƣởng cho tập thể, cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí sản xuất chung: Để tiết kiệm chi phí sản xuất chung công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thƣờng xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển để tránh hƣ hỏng nặng làm tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Bên cạnh đó, các khoản chi phí có thể tiết kiệm đƣợc nhƣ các khoản chi phí về điện trong phân xƣởng sản xuất, cần tạo thói quen cho công nhân sử dụng điện sao cho hợp lý.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nâng cao uy tín trên thị trƣờng cũng nhƣ tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động, nhất thiết phải có một tổ marketing chuyên trách việc nghiên cứu dự báo thị trƣờng, cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho phòng kinh doanh để ra các quyết định, lập phƣơng án kinh doanh tối ƣu nhất.
Giảm chi phí bán hàng, công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một cách hợp lý nhƣ phải có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng sao cho số lƣợng vừa đủ nhƣng vẫn đáp ứng công việc và mang lại hiệu quả tốt. Chi phí quảng cáo phải có kế hoạch cho từng kỳ.
Công ty cần lập dự toán chi phí. Công tác dự toán này giúp công ty quản lý chi phí cụ thể hơn và có cơ sở để phân công, phân cấp quản lý. Công ty phải thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan và thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra để tránh tình trạng thanh toán những khoản chi phí không hợp lệ.
* Một số giải pháp khác với công ty:
- Phòng kế hoạch kinh doanh phải nghiên cứu dự báo thị trƣờng, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để hổ trợ cho ban giám đốc có cơ sở để ra quyết định, lập phƣơng án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, chủ động hơn trong việc thƣơng lƣợng các điều kiện của hợp đồng sao cho có lợi nhất.
- Đa dạng hoá hình thức, mẫu mã các mặt hàng gia công để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Đẩy mạnh hình thức chiết khấu theo những đơn hàng với số lƣợng lớn và thƣờng xuyên.
89
- Định kỳ, công ty nên tiến hành phân tích tình hình lợi nhuận để thƣờng xuyên thấy đƣợc sự biến động của lợi nhuận, qua đó thấy đƣợc nguyên nhân tăng giảm của lợi nhuận từ đó đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời và phát huy những ƣu điểm nếu có.
- Tăng cƣờng huy động vốn từ các cổ đông và đề ra chính sách hoạt động đúng đắn để mở rộng quy mô kinh doanh trong tƣơng lai và trở thành một trong những công ty trung tâm.
- Thành lập bộ phận kế toán quản trị, thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh so với kế hoạch đã đề ra để từ đó có những điều chỉnh kịp thời những sai sót, hạn chế rủi ro.
- Quy định trách nhiệm cũng nhƣ quyền hạn cụ thể đối với từng thành viên trong công ty.
- Công ty cần tăng cƣờng cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bố trí lao động phù hợp với trình độ tay nghề để tránh lãng phí sức lao động. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc khen thƣởng, tăng lƣơng cho cán bộ, công nhân viên để khuyến khích tinh thần làm việc của họ, có nhƣ vậy công ty mới ổn định và tiếp tục phát triển trong tƣơng lai.
90
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ