0
Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Sau thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 91 -91 )

Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra đoàn thanh tra ra kết luận và gửi kết luận này đến Hiệu trưởng nhà trường.

Trên cơ sở kết luận của đoàn thanh tra, Hiệu trưởng khắc phục hạn chế, yếu kém, xác định mặt mạnh để phát huy. Từ đó, giúp Hiệu trưởng xây dựng nội dung cần bồi dưỡng, và rút kinh nghiệm hoàn thiện dần để nâng cao hiệu quả làm việc.

Chính nhờ làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý mà chủ yếu là của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường MN trên địa bàn huyện nên trong nhiều năm qua việc thực hiện nề nếp Dạy - Học, các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong các nhà trường MN được nâng lên rất nhiều.

Như vậy thanh tra, kiểm tra không những để cho người hiệu trưởng tiên đoán được kết quả xảy ra, nắm bắt được những nguyên nhân và đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả. Thanh tra, kiểm tra là phương pháp tăng cường công tác quản lý của cấp trên đến đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ Hiệu trưởng trường MN; Mặt khác chỉ ra khiếm khuyết, sai sút giúp họ có định hướng, điều chỉnh mọi mặt và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Thanh tra, kiểm tra giúp hiệu trưởng không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, đúng như Bác Hồ nói tại Hội nghị thanh tra miền Bắc năm 1957: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” và như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định vai trò thanh tra là “Không coi trọng công tác thanh tra là tước mất một vũ khí cần thiết của người lãnh đạo”.

3.2.3.3- Điều kiện cần đảm bảo để thực hiện biện pháp :

Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra phải có chuyên môn vững vàng, có hiểu biết về công tác quản lý giáo dục và có "tâm" sáng khi kiểm tra, đánh giá

Môi trường thanh tra phải "tự nhiên", không được "sắp đặt" trước (bảo đảm tính khách quan) .

Bộ "công cụ" đánh giá phải được chuẩn bị trước, phù hợp với yêu cầu chuẩn theo thời điểm đánh giá .

Không có sự can thiệp từ bên ngoài để bảo đảm tính khách quan trong đánh giá

Việc xử lý sau thanh tra Hiệu trưởng phải rõ ràng, khách quan, có sức thuyết phục .

3.2.4. Hoàn thiện chế độ chính sách đối với Hiệu trưởng

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện chế độ chính sách ưu đãi phù hợp đối với Hiệu trưởng nhằm giúp hiệu trưởng yên tâm cống hiến hết khả năng với công việc là nguồn động viên khích lệ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thực hiện chế độ chính sách ưu đãi phù hợp đối với hiệu trưởng cũng là sự thừa nhận của xã hội đối với một loại lao động vừa mang tính hành chính nhà nước vừa mang tính khoa học và nghệ thuật, vừa tương xứng trách nhiệm được giao và đáp ứng yêu cầu xã hội.

Xây dựng và thực hiện chế độ chính sách ưu đãi đối với hiệu trưởng chính là thực hiện tốt chủ trương chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, ngành đối với cán bộ nhằm tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý hoàn thành hiệu quả công việc.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ “Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với giáo dục – đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương” [11].

Đảng ta cũng chỉ rõ:

Quan điểm cơ bản chính sách cán bộ là khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước và đảm bảo công bằng xã hội, chống bình quân bao cấp hoặc quá chênh lệch giữa các loại cán bộ, thống nhất một chế độ cụ thể cho cán bộ trong cả nước và thực hiện chính sách ưu tiên, ưu đãi đặc biệt là chính sách tiền lương phù hợp” [11].

- Nội dung

Xây dựng và thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ đối với hiệu trưởng trường MN được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,…

Xây dựng và thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng công tác tại xã còn khó khăn ( xã bãi ngang ) .

Xây dựng và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước, ngành về mức lương, phụ cấp chức vụ,…

Ngoài các chế độ chính sách của Nhà nước, ngành, cần có chính sách của tỉnh, huyện để khuyến khích đội ngũ hiệu trưởng như:

Hàng năm xây dựng nguồn kinh phí để đội ngũ hiệu trưởng được đi tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm các điển hình giáo dục trong và ngoài nước. Xây dựng nguồn kinh phí để khen thưởng cho những hiệu trưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt thành tích cao trong công tác quản lý.

Trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đầy đủ, hiện đại tạo động lực cho hiệu trưởng làm tốt nhiệm vụ.

- Tổ chức thực hiện

Tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, Tỉnh, huyện và các địa phương.

Tham mưu bổ sung và điều chỉnh các chính sách trên cơ sở phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương .

Phối hợp với các ban ngành, các tổ chức, các cơ quan chức năng để chủ động thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi, chủ động nguồn kinh phí hàng năm để chi trả kịp thời.

Có kế hoạch kiểm tra, rà sóat, tổ chức rút kinh nghiệm về thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng.

Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong lĩnh vực thực hiện chính sách ưu đãi.

Vì vậy đến nay đã có 27/27 hiệu trưởng trường MN đạt trình độ trên chuẩn, trong đó có 1 hiệu trưởng đã có trình độ Thạc sĩ QLGD. Chế độ ưu đãi phụ cấp đối với hiệu trưởng; kinh phí cử hiệu trưởng đi học tập, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm đều được chi trả đầy đủ, kịp thời.

3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá Hiệu trưởng

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý; hiệu quả công tác và triển vọng phát triển của hiệu trưởng.

Đánh giá chính xác hiệu trưởng là cơ sở vững chắc tạo ra động lực thúc đẩy hiệu trưởng cống hiến hết khả năng, năng lực của bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá.

Đánh giá, phân loại hiệu trưởng là căn cứ để tuyển chọn; xây dựng quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ.

Đánh giá hiệu trưởng, đánh giá cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ - Đây là một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng, góp phần khẳng định về quan điểm rõ ràng nhất quán về phương pháp sáng tạo, đúng đắn, khoa học.

Đánh giá phải đảm bảo khách quan, toàn diện, khoa học, công bằng trên cơ sở tự phê bình và phê bình, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai; phải đặt trong phạm vi công tác và điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

3.2.5.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện

Quyết định 286/QĐ/TW ngày 08/02/2010 về việc Ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức, vì vậy khi đánh giá Hiệu trưởng cần thực hiện theo các nội dung sau:

Các căn cứ để đánh giá Hiệu trưởng:

1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức: Theo Điều 6- Pháp lệnh cán bộ công chức, có hiệu lực từ 01/7/2003

Đối với Hiệu trưởng được đánh giá theo “Chuẩn hiệu trưởng trường MN ” Ban hành theo Thông tư 17/2011/TT-BGD-ĐT ngày 14/4/2011: gồm 4 tiêu chuẩn và 19 tiêu chí ( Phụ lục 2)

3. Chức trách nhiệm vụ của hiệu trưởng

Đối với hiệu trưởng trường MN thực hiện theo Điều 16- Điều lệ trường MN :

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng : có 8 nhiệm vụ.

4. Ngoài ra khi đánh giá hiệu trưởng còn phải căn cứ vào môi trường và điều kiện Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA (Trang 91 -91 )

×