Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển Hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 80)

(4 6 năm) Cao đẳng (3 năm) Trung

3.2.1.Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển Hiệu trưởng.

dụng và luân chuyển Hiệu trưởng.

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhằm giúp cho các cấp quản lý giáo dục đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển hiệu trưởng phù hợp với điều kiện thực tế và thúc đẩy giáo dục phát triển.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Công tác qui hoạch

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “ Qui hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm

vụ trước mắt và lâu dài. Phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức để chủ động có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng ” [12].

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã có của huyện, thường xuyên bổ sung các nội dung mới để có quy hoạch tổng thể đáp ứng yêu cầu thực tế.

Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với phòng nội vụ và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện là cơ quan tham mưu cho UBND huyện xây dựng quy hoạch đội ngũ Cán bộ quản lý trường nói chung, Hiệu trưởng trường mầm non nói riêng và ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhhiệm lại điều động và luân chuyển cán bộ QLGD theo Quyết định số 294/2011/QĐ-UBND ngày 24/2/2011 của UBND huyện Nga Sơn gồm các bước sau:

Thông qua khảo sát, đánh giá Hiệu trưởng các trường mầm non tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng,…phân loại Hiệu trưởng theo yêu cầu quy hoạch.

Dự báo nhu cầu Hiệu trưởng các trường mầm non từng giai đoạn 2010-2015; 2015 -2020,…căn cứ vào dự báo về dân số, quy mô phát triển số học sinh, số lớp, số trường bậc học mầm non trên địa bàn huyện; căn cứ vào phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức, quản lý; trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,…

Xác định nguồn bổ sung Hiệu trưởng như: Nguồn tại chỗ, nguồn từ các trường khác trong huyện.

Lập danh sách dự nguồn Hiệu trưởng: Chi uỷ, Ban Giám hiệu và Công đoàn nhận xét đánh giá bằng văn bản cán bộ dự nguồn vào chức danh Hiệu trưởng; bỏ phiếu tín nhiệm trong cán bộ giáo viên của trường; phòng giáo dục và đào tạo, phòng nội vụ tập hợp danh sách dự nguồn tham mưu cho UBND huyện phê duyệt.

Bố trí, sắp xếp cho cán bộ trong quy hoạch được tham gia đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị, hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển

để cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệm từ các vị trí công tác khác nhau.

Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu quy hoạch. Hàng năm cần định kỳ kiểm tra, đánh giá và có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch như:

Nhận xét, đánh giá cán bộ dự nguồn

Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn và danh sách cán bộ dự nguồn. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng luân chuyển cán bộ. Tiếp tục đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí đã quy hoạch.

Thực hiện đồng bộ các chính sách cán bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 80)