Công tác sử dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 84)

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục giai đoạn hiện nay, việc sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ hiệu trưởng nói riêng là rất cần thiết.

Để hiệu trưởng đạt hiệu quả cao trong công tác khi sử dụng hiệu trưởng cần chú ý:

Nắm được sở trường, sở đoản, khai thác tiềm năng của từng hiệu trưởng trường MN.

Thực hiện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, đề tài cho hiệu trưởng. Thường xuyên yêu cầu hiệu trưởng báo cáo kết quả thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm.

Sử dụng Hiệu trưởng phải đúng người, đúng việc, đảm bảo đoàn kết nhất trí cao.

Sử dụng Hiệu trưởng phải gắn với quản lý Hiệu trưởng, kiểm tra giám sát để đánh giá đúng.

Sử dụng Hiệu trưởng phải gắn liền với việc bồi dưỡng và bảo vệ cán bộ. Kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, hẹp hòi, định kiến, áp đặt. Thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với Hiệu trưởng.

* Công tác luân chuyển

- Nghị quyết 11/NQ-TƯ của Bộ chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý là một trong những khâu đột phá có tính chất quyết định mang tầm chiến lược, có tính vĩ mô đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý.

Thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm loại trừ những yếu tố tiêu cực trong công tác sử dụng cán bộ.

- Mục đích của việc luân chuyển hiệu trưởng trường MN :

Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ. Hiệu trưởng được cọ xát thực tiễn, thấu hiểu tình hình, được rèn luyện, được thử thách giúp họ trưởng thành “lửa thử vàng , gian nan thử sức”thực tiễn sẽ đánh thức các tiềm năng của mỗi CBQL.

Luân chuyển Hiệu trưởng còn khắc phục tình trạng trì trệ, nhàm chán, gia trưởng, trù dập, chủ quan, khép kín. Tạo ra cho Hiệu trưởng một luồng sinh khí mới, sức sống mới để hiệu trưởng vươn lên khẳng định mình trong môi trường mới.

- Khi thực hiện luân chuyển hiệu trưởng cần chú ý: Đặt lợi ích chung lên trên hết, chống cục bộ địa phương.

Làm tốt công tác tư tưởng để Hiệu trưởng nơi đến - nơi đi có sự trao đổi, bàn giao nhiệm vụ và cung cấp thông tin cần thiết.

Đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong luân chuyển cán bộ.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình từng trường, địa phương, nhu cầu công tác, năng lực sở trường cần chú ý tới hoàn cảnh gia đình tạo thuận lợi cho Hiệu trưởng phát huy thế mạnh của mình.

Thực tiễn cho thấy do đổi mới công tác qui hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm nên từ năm 2010 đến nay phòng GD-ĐT huyện Nga Sơn đã phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm mới 13 Hiệu trưởng MN. Vì vậy các hoạt động ở các trường MN đã được triển khai có hiệu quả như:

Trường MN Nga Trung, trường MN Ba Đình, trường MN Nga Trường, trường MN Nga Giáp..diện tích được mở rộng và xây dựng mới toàn bộ; tăng cường mua sắm nhiều trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, máy vi tính nên chất lượng CSNDGD trẻ các nhà trường được nâng lên rõ rệt.

3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng

3.2.2.1. Mục tiêu giải pháp

Nhằm giúp cho các cấp quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung và phương thức cần thiết để bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng.

Gúp phần nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Nga Sơn đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất quan tấm đến công tác giáo dục rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Người nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng

Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII Đảng ta đã nhấn mạnh việc bồi dưỡng cán bộ “Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội các thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở” [12].

Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường học tập, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng thì cần phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng. Công việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cần phải được đổi mới thường xuyên cho phù hợp với xu thế, phát triển của thời đại, với tình hình của đất nước khi đã gia nhập WTO. Do đó việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ Hiệu trưởng là một tiến trình liên tục, không ngừng đổi mới.

Trong đào tạo, bồi dưỡng cần chú ý đến các yếu tố: đối tượng, nội dung và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 84)