Đội ngũ giáo viên viên mầm non và cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 54)

(4 6 năm) Cao đẳng (3 năm) Trung

2.2.3.Đội ngũ giáo viên viên mầm non và cán bộ quản lý

2.2.3.1. Giáo viên

Trong những năm qua đội ngũ giáo viên mầm non của huyện Nga Sơn cơ bản đủ về số lượng, về chất lượng trình độ đào tạo ngày càng được nâng cao số giáo viên đạt chuẩn đạt 100% và trên chuẩn là 77.8%. Tuy vậy cơ cấu số lượng giáo viên các trường còn có nhiều bất cập, tình trạng thiếu hoặc thừa giáo viên trong các nhà trường cũng là những khó khăn cho việc phân công điều hành thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non cho các nhà quản lý.

Ngày 09/02/2012 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 402/2012/QĐ-UBND về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang loại hình trường mầm non Công lập và huyện Nga Sơn có 415/513 cán bộ giáo viên được tuyển dụng vào viên chức nhà nước kể từ 01/01/2012. Đây là động lực rất quan trọng để đội ngũ cán bộ giáo viên nỗ lực vươn lên trong công tác góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng của huyện Nga Sơn. Do được đào tạo cơ bản và thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu của

ngành và sự phát triển của xã hội. Hầu hết cán bộ giáo viên luôn nêu cao ý thức tự học, tự nghiên cứu tích luỹ sáng kiến kinh nghiệm được cán bộ giáo viên quan tâm hơn. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ giáo viên được áp dụng rộng rãi trong huyện có hiệu quả cao. Hằng năm có nhiều chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm về đội ngũ, giáo viên một bộ phận nhỏ giáo viên kiến thức chưa vững vàng, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, tình trạng dạy chay vẫn còn nhiều ở các trường, chưa quan tâm đến sử dụng các thiết bị dạy học, một số giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, hiệu quả giáo dục đạt thấp. Tỷ lệ về tuổi đời của giáo viên đứng lớp không đồng đều. Điều này rất cần các nhà quản lý có kế hoạch trong việc đào tạo lớp trẻ để đáp ứng với nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trong giai đoạn tới.

Bảng số 2.6a: Thống kê của đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

Năm học Tổng số CBGV Trình độ DanhhiệuGV dạy giỏi SKKNđã được XL

Đạt chuẩn Trên chuẩn

SL % Th.sĩ ĐH C.huyện C.tỉnh C.huyện C.tỉnh 2009 – 2010 491 480 97,8 0 4 7 83 3 167 17 2010 – 2011 489 375 76,7 0 107 7 91 không tổ chức 182 23 2011 – 2012 523 227 43,4 0 291 5 104 5 237 27 2012 – 2013 521 225 43,2 0 291 5 113 5 249 2013 – 2014 509 113 22,2 1 390 5 Không tổ chức không tổ chức Chưa có kết quả

Bảng 2.6.b: Thống kê đội ngũ giáo viên mầm non năm học 2013-2014.

TS Nam Nữ

Độ tuổi Trình độ Xếp loại

<30 <40 <50 >50 Trên

509 0 509 182 174 106 47 1 390 5 113 139 213 157

2.2.3.2. Cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ Hiệu trưởng nói riêng của các trường mầm non trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, đều đi lên từ những giáo viên trực tiếp giảng dạy có năng lực và chuyên môn nghiệp vụ tốt được tập thể nhà trường giới thiệu và được cấp trên bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nên mỗi cá nhân một cán bộ quản lý nói chung họ đều phát huy được thế mạnh và có sức lan tỏa rộng trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành bản thân họ hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý của nhà trường.

Bên cạnh những Mặt mạnh đó, trong những năm gần đây khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão và yêu cầu của nền giáo dục đòi hỏi phải phát triển theo hướng đổi mới, hiện đại hóa thì đội ngũ cán bộ quản lý nói chung đội ngũ Hiệu trưởng nói riêng của các trường mầm non huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá vẫn còn những Hiệu trưởng chậm đổi mới, thiếu năng động sáng tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục và sự phát triển xã hội.

Thực tế cho thấy rằng “ Cán bộ quản lý nào thì có phong trào ấy” ở đâu có cán bộ quản lý tận tuỵ, năng động sáng tạo và tâm huyết thì ở đó có phong trào và chất lượng giáo dục được nâng cao. Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao vai trò trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nhà trường.

Trong 5 năm qua đội ngũ Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa như sau.

Bảng số 2.7: Đội ngũ Hiệu trưởng các trường mầm non huyện nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá ( từ năm 2009 – 2014 ).

Năm học Số Trường Tổng Số H.trư ởng Nữ Đảng viên Trình độ CM Trình độ LLCT Trình độ tin học Trình độ ngoại ngữ Th sĩ ĐH CĐ TC C C TC SC ĐH CĐ C.chỉ ĐH CĐ C. chỉ 2009- 27 27 27 27 13 4 10 0 0 27 27 7

20102010- 2010- 2011 27 27 27 27 13 4 10 0 0 27 27 7 2011- 2012 27 27 27 27 27 0 0 0 4 27 27 7 2012- 2013 27 27 27 27 27 0 0 0 4 27 27 7 2013- 2014 27 27 27 27 27 0 0 0 13 27 27 7

Đến năm học 2013-2014 tuổi đời bình quân của Hiệu trưởng các trường mầm non trong huyện Nga Sơn là : 36 tuổi.

Trong đó: Dưới 30 tuổi: 2; Dưới 40 tuổi: 16 ;Dưới 50 tuổi: 4;Dưới 60 tuổi: 5; Thời gian đảm nhiệm chức vụ của các Hiệu trưởng là:

Dưới 5 năm: 1 người; Từ 5 – 10 năm: 3 người; Từ 11 -15 năm: 14 người; Từ 16 – 20 năm: 9 người.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 54)