Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 37)

Luận văn sử dụng 2 nguồn dữ liệu quan trọng để xử lý thông tin, bao gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.

3.3.1. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thị trường thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.

Nguồn dữ liệu sơ cấp

- Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Nó còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưa được xử lý. Vì vậy, các dữ liệu sơ cấp giúp nhà nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách hàng, phát hiện ra các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật, đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, mất thời gian và tốn kém chi phí . Dữ liệu sơ cấp có thể thu thập từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra, cũng có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp.[4]

Nguồn tài liệu sơ cấp của luận văn được thu thập thông qua kết quả điều tra về

HT KSNB tại các trường CĐ NCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các bảng khảo sát chuyên gia.

Mc đích kho sát

Khảo sát các nhân viên trong các trường để dựa vào đánh giá trả lời của các nhân viên từ đó đánh giá được thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trường.

Đối tượng và phm vi kho sát

+ Đối tượng: Các nhân viên trong các trường CĐ ngoài công lập trên địa bàn TPHCM, mỗi trường 10 nhân viên bao gồm nhân viên và giảng viên các khoa, đồng thời mỗi trường khảo sát từ 2-3 nhân viên phòng tài chính kế toán và kế toán trưởng + Phạm vi khảo sát: Các trường Cao Đẳng NCL trên địa bàn TP HCM Thời gian: tháng 09-10 năm 2013

Phương pháp kho sát

Khảo sát bằng cách liên hệ từng trường để lấy ý kiến. Như vậy mẫu khảo sát bao gồm 80 phiếu trả lời theo bảng câu hỏi chung dành cho nhân viên (Tham chiếu phụ lục 01). Bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, sau đó được sử lý bằng lệnh DESCRIPTIVES trong phần mềm SPSS 16.0, dựa trên kết quả tính toán được và dựa vào ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale) (Bảng 4.2), đồng thời kết hợp câu hỏi khảo sát từ các nhân viên phòng tài chính, kế toán (tham chiếu phụ lục 02) để từ đó đánh giá được thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng TP HCM.

Bảng 3.1. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8

Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 - 1.80 Rất không đồng ý 1.81 - 2.60 Không đồng ý 2.61 - 3.40 Không ý kiến/trung bình 3.41 - 4.20 Đồng ý 4.21 - 5.00 Rất đồng ý Bảng 3.2. Bảng chú thích cách đọc bảng kết quả khảo sát Desscriptive Statistics Tiếng anh/Ký hiệu Tiếng Việt

N Số mẫu (Trong bài N = 80)

Minimum Số điểm thấp nhất khách hàng chọn Maximum Số điểm cao nhất khách hàng chọn

Mean Điểm trung bình

Std. Deviation Phương sai

3.3.2. Dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, tốn ít thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập. [4]

- Các nguồn dữ liệu thứ cấp: + Dữ liệu thứ cấp bên trong:

Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn như dữ liệu về quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế KSNB. Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong là thu thập được một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí

+ Dữ liệu thứ cấp bên ngoài:

Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản có được từ các nghiệp đoàn, chính phủ, chính quyền địa phương, các hiệp hội thương mại, các tổ chức chuyên môn, các ấn phẩm thương mại, các tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp… Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ Internet. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng được và có thể tìm kiến từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu có một phương thức tìm kiếm thích hợp.

Nguồn tài liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ các bài viết, các bài báo tổng hợp về HT KSNB và tình hình xây dựng HTKSNB trong giáo dục và các trường đại học, cao đẳng, các văn bản pháp lý quy định về kế toán, kiểm toán và KSNB, thực hiện ứng dụng thực tế tại trường Cao Đẳng Kinh Tế- Công Nghệ TP HCM bắt đầu từ thời gian khảo sát (Phụ lục 04)

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Sau khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu là thực trạng xây dựng HTKSNB tại các trường CĐ NCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài tập trung thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp theo 5 yếu tố cơ bản của COSO, trên cơ sở đó nhằm đánh giá thực trạng HT KSNB tại các trường CĐ NCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tìm ra những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại làm cơ ra để qỉai quyết ở chương 3. Để thực hiện được mục tiêu này, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học bao gồm cả phương pháp định tính và định lượng dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu mà tác giả sưu tầm được. Bên cạnh đó tác giả được ký hợp đồng ứng dụng thực tế xây dựng HT KSNB tại trường Cao Đẳng Kinh tế- Công Nghệ TP HCM đây là nguồn dữ liệu rất hữu ích cho việc hoàn thành tốt luận văn

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)