Mỗi tổ chức đều có những đặc điểm riêng, vì vậy khi tổ chức KSNB cần phải nghiên cứu đặc điểm của từng ngành, từng đối tượng cụ thể để vận dụng xây dựng nội dung KSNB phù hợp với đặc điểm của đối tượng đó. Trong hoạt động ngành giáo dục, một ngành vừa đòi hỏi phải có tích lũy để phát triển nhưng lại không được hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường, một ngành chịu nhiều chi phối trực tiếp từ cơ quan giáo dục và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo tại mỗi quốc gia. Cụ thể thường là:
Thứ nhất; quản lý hoạt động giáo dục chịu sự chi phối của cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục. Do đó, việc ra quyết định của cấp quản lý phải tuân thủ những chính sách, quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Thứ hai; Xây dựng HTKSNB trong hệ thống giáo dục là quá trình rất phức tạp. Vừa phải đạt mục tiêu kiểm soát chất lượng đào tạo, vừa phải đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế,…
Thứ ba; Năng lực của nhân viên trong môi trường kiểm soát thường có trình độ chuyên môn cao
Thứ tư; Chính sách nhân sự còn phải theo hướng khuyến khích nhân viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm.
Thứ năm; Đánh giá rủi ro trong hoạt động kiểm soát còn phải đề cập tới rủi ro về thay đổi cơ chế, chính sách giáo dục của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Thứ sáu; Một mặt quan trọng của kiểm soát trong giáo dục là phải đánh giá được chất lượng giảng dạy và đào tạo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày những quan điểm cơ bản về lý thuyết Kiểm soát nội bộ để làm cơ sở cho những đánh giá và phân tích về hệ thống kiếm soát nội bộ một cách khoa học. Theo COSO, thì một hệ thống kiếm soát nội bộ bao gồm 5 bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.
Hệ thống KSNB là rất cần thiết đối với bất kỳ một tổ chức nào nhằm ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống quản lý, giảm thiểu, phòng tránh những thất thoát tài sản có thể tránh và đảm bảo việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hệ thống kiểm soát nội bộ ở các ngành, các đối tượng về cơ bản có những điểm chung nhưng khi triển khai cần nghiên cứu những đặc điểm khác nhau để vận dụng triển khai phù hợp. Mặc khác, bản thân bất kì hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng có những hạn chế nhất định, nên khi thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ, cần phải quan tâm đế tối thiểu hóa các tác động của những hạn chế này.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU