Giáo dục công dân, thông qua phối hợp đánh giá giữa các giáo viên và các hoạt động giáo dục khác
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn GDCD hiện nay đang theo hình thức vừa bằng cách cho điểm, vừa bằng cách đánh giá biểu hiện hành vi thông qua xếp loại hạnh kiểm cùng với giáo viên chủ nhiệm. Với cách làm này, vào cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học GV GDCD bên cạnh cho điểm tổng kết còn có nhiệm vụ
khác là phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nhận xét, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh. Song, cách làm này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập chưa tạo được những đột phá trong thay đổi nhận thức học sinh, giáo viên chưa kiểm soát được hành vi của học sinh, vì đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân không có đủ khả năng và điều kiện thời gian để làm được điều này. Chẳng hạn, theo Quy chế Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 quy định giáo viên GDCD phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá xếp loại hạnh kiểm ghi vào học bạ của học sinh. Đây là điểm mới so với trước đây, tuy nhiên một giáo viên dạy GDCD nếu không kiêm nhiệm các công tác khác thì phải dạy 17 tiết/1 tuần (tương ứng với 17 lớp và 765 học sinh - mỗi lớp 45 em), vậy là trong một tuần giáo viên đó được tiếp cận với 765 em học sinh, với lượng học sinh đông đảo như vậy giáo viên chỉ có 45 phút tiếp cận, làm sao để giáo viên có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý, biểu hiện hành vi của học sinh để mà đánh giá, xếp loại ghi vào học bạ? Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian ít ỏi làm sao GV có thể phối kết hợp được với 17 giáo viên chủ nhiệm để cùng nhận xét, ghi học bạ? Đây là một khó khăn thực sự hiện nay.
Vì vậy, đổi mới cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh phải được thực hiện trong suốt quá trình dạy học, không chỉ bằng kết quả học tập, rèn luyện trên lớp mà phải được GV đánh giá, giám sát thông qua các hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông qua các hoạt động đoàn, lớp, thông qua lao động và các hoạt động rèn luyện khác ngoài xã hội với sự tham gia của đông đảo các giáo viên khác là lực lượng cán bộ đoàn, đội cờ đỏ...
Kết quả đánh giá, xếp loại phải phản ánh đúng quá trình rèn luyện, học tập và chấp hành kỷ luật, pháp luật của học sinh, xếp loại bằng hạnh kiểm phải thống nhất với số điểm học sinh đạt được thông qua bài kiểm tra. Tránh tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật nhưng điểm tổng kết môn GDCD lại cao ngất ngưởng; GV phải kết hợp cho điểm thông qua các bài
kiểm tra và cho điểm thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, ý thức chấp hành kỷ luật và pháp luật. Làm được như vậy, kết quả giáo dục pháp luật mới thực sự mang lại hiệu quả cao.
Mặt khác, để hoạt động giáo dục pháp luật thực sự có hiệu quả, nhà trường, giáo viên có thể kiểm soát được những biểu hiện thái độ, hành vi học sinh GV cần phải có thời gian tiếp xúc thường xuyên hơn với học sinh, đổi mới cấu trúc chương trình và cách cho điểm trong kiểm tra, đánh giá như: phải tăng thêm tiết học cho bộ môn GDCD tối thiểu là 2 tiết/tuần thông qua các chủ đề tự chọn và gộp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống vào trong môn GDCD hoặc do giáo viên môn GDCD hướng dẫn, quản lý, chỉ đạo. Trong các thành phần điểm kiểm tra, đánh giá nhất định phải có tối thiểu một con điểm cho quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ về giải đáp, tư vấn, thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục cho đội ngũ giáo viên GDCD, trách tình trạng giáo viên GDCD có rất ít thời gian tiếp cận, tìm hiểu, nắm bắt tâm tâm lý, hành động của học sinh, trong khi các nội dung giáo dục khác lại thiếu người quản lý, tổ chức, chỉ đạo dẫn đến việc tổ chức các hoạt động này còn mang tính hình thức, “cha chung không ai khóc”. Ở các nhà trường phải thành lập tổ chuyên môn mới đó là “Tổ Tư vấn, giáo dục” thành phần có thể là các giáo viên GDCD, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên có kinh nghiệm trong nhà trường, cán bộ Đoàn... từ đó hình thành trong nhà trường một lực lượng chuyên trách làm công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục ý thức, thái độ, hành vi và các kỹ năng sống cho học sinh.
3.2.5. Xây dựng quy chế phối hợp, xác định cụ thể trách nhiệm của cáclực lượng ngoài xã hội tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh trung học lực lượng ngoài xã hội tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào
tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới. Để hình thành được những con người như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội.
Muốn tạo ra mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường luôn luôn có đội ngũ thầy cô giáo - những chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực đạo đức… được đào tạo có hệ thống, đã được tuyển chọn kỹ càng.
Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho HS, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục pháp luật trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây:
3.2.5.1. Phối hợp liên ngành giữa nhà trường với chính quyền địa phương, Công an nhằm giáo dục pháp luật cho học sinh trên địa bàn
Ngày 20/11/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số: 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Bám sát những quy định tại thông tư, công tác GDPL ở trường THPT phải là:
Thứ nhất, nhà trường phải chủ động phối hợp với cơ quan công an và các
cơ quan chức năng ở địa phương để có phương án, kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường giáo dục pháp luật, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị, nâng cao ý thức cảnh giác của học sinh trước sự lôi kéo của những đối tượng xấu hoặc với những âm mưu và hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch. Tuyên
truyền, giáo dục, quản lý để học sinh không bị kích động, lôi kéo tham gia tụ tập đông người trái với quy định của pháp luật.
Thứ hai, nhà trường có kế hoạch cụ thể và chủ động phối hợp với chính
quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là cơ quan công an trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Định kỳ phối hợp với công an địa phương tổ chức giao ban, kiểm tra nắm tình hình, bàn biện pháp quản lý học sinh ở ngoại trú và ở từng địa phương.
Thứ ba, nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, công an địa
phương và các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực trong việc sử dụng dịch vụ internet, trò chơi điện tử, điện thoại di động,... đối với người học. Chủ động kiến nghị với chính quyền địa phương có biện pháp kiểm tra, giám sát, giải toả các hàng quán, dịch vụ xung quanh trường học, ký túc xá nếu có biểu hiện phức tạp về an ninh, trật tự, hoạt động vi phạm pháp luật.
Tham mưu với lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện trực tiếp chỉ đạo, đồng thời làm việc với thủ trưởng các đơn vị Công an Huyện, Công an Xã, Thị trấn trên địa bàn trường đóng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan theo quy định của Thông tư 34/2009 /TTLT-BGDĐT- BCA với các nội dung chủ yếu:
Chủ động tham mưu, hướng dẫn và phối hợp với các nhà trường trên địa bàn về công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Hỗ trợ, phối hợp với lực lượng công an và các nhà trường ngoài địa bàn quản lý giải quyết các vụ việc về an ninh, trật tự có liên quan;
Cơ quan Công an thường xuyên trao đổi với nhà trường, chính quyền địa phương về các thông tin liên quan đến tội phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh và âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch nhằm tác động lôi kéo học sinh và cán bộ, nhà giáo để chủ động phối hợp phòng ngừa. Phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh và nhà giáo;
Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương ban hành quy định quản lý các hộ gia đình cho học sinh thuê phòng trọ và quy chế phối hợp quản lý học sinh ở ngoại trú, định kỳ kiểm tra việc ăn, ở, sinh hoạt, việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy của học sinh ở ngoại trú;
Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong các hoạt động dịch vụ: hàng quán, internet, trò chơi điện tử, karaoke, làm ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của học sinh và an ninh, trật tự khu vực xung quanh nhà trường;
Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình nhằm phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, đặc biệt là các hành vi đe doạ, hành hung, cưỡng đoạt tài sản của học sinh ở khu vực xung quanh trường học;
Thông báo kịp thời với nhà trường các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến học sinh, cán bộ, nhà giáo để cùng phối hợp, xử lý;
Tham mưu, phối hợp với các nhà trường phát động và nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các nhà trường;
Công an quận huyện và công an xã, thị trấn định kỳ chủ trì tổ chức giao ban với cơ quan quản lý giáo dục và các nhà trường trên địa bàn quản lý để nắm tình hình và bàn biện pháp phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự tại các nhà trường;
Nắm vững các nhiệm vụ trên, để công tác GDPL thực sự mang lại hiệu quả nhà trường cần đẩy mạnh tăng cường phối hợp với cơ quan công an trên địa bàn trường đóng gồm lực lượng công an thôn, công an xã và lực lượng công an huyện nhằm thực hiện hai nội dung cơ bản đó là phối hợp tuyên truyền, GDPL và tham gia quản lý, giám sát việc thực thi pháp luật của học sinh trong thời gian các em tham gia học tập, ở trọ trên địa bàn.
Tổ chức giao ban thường xuyên để nắm bắt tình hình, thông báo kịp thời cho các bên về tình hình, diễn biến, những nguy cơ mất an toàn, vi phạm pháp
luật ccó thể xẩy ra của công tác giáo dục và thực thi pháp luật của học sinh. Tổ chức thảo luận, biên soạn quy chế chế phối hợp giữa các bên nhằm thống nhất trong hành động.
3.2.5.2. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và Hội Cha mẹ học sinh trong việc giáo dục pháp luật
Ở trung học phổ thông, về mặt tâm sinh lý của HS có những biến đổi rất mạnh mẽ. Vì vậy, phát huy vai trò giáo dục gia đình là việc làm hết sức cần thiết trong mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục pháp luật.
Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau.
Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau phù hợp nhu cầu tinh thần của học sinh nhằm phát huy những mặt tích cực của học sinh. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng đời sống hạnh phúc của gia đình học sinh không phải là trách nhiệm của nhà trường, song trong quá trình phối hợp giáo dục con em, nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của môi trường gia đình trong việc hình thành ý thức, nhân cách sống của học sinh.
Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Cụ thể:
Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… đặc biệt là những kiến thức biện pháp GDPL cho học sinh trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của HS hiện nay.
Phát huy vai trò tích cực của Hội cha, mẹ học sinh trong việc quan tâm giáo dục các em học sinh trong việc thực hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”,
bảo vệ uy tín thầy cô giáo, chấp hành tốt nội quy, điều lệ nhà trường. Thường xuyên và kịp thời thông báo với nhà trường, về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của con em mình cũng như những biểu hiện tiêu cực phát sinh để cùng phối hợp giáo dục, uốn nắn.
3.2.5.3. Phối hợp giáo dục pháp luật giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể xã hội khác
Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục pháp luật trong nhà trường vào các tổ chức xã hội ở địa phương như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Câu lạc bộ những người cao tuổi… nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS. Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới… nhằm góp phần tạo môi trường thân thiện, tích cực để học sinh tham gia.
Toàn bộ công tác giáo dục pháp luật đối với thế hệ trẻ được xem xét và thực hiện như một bộ phận của quá trình xã hội tổng thể. Trong đó mỗi bộ phận trong cơ cấu xã hội (gia đình, nhà trường, các đoàn thể cơ quan văn hóa xã hội…) đều phải thực hiện tốt các chức năng giáo dục phù hợp với đặc điểm và sở trường của mình. Tất nhiên mỗi cơ quan đoàn thể xã hội đều có những chức năng đặc thù của mình, nhưng tập trung lại cũng chỉ để phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do đó, tự phát hay tự giác, trực tiếp hay gián tiếp các tổ chức đoàn thể cùng nhau trong hoạt động giáo dục đối với mọi lứa tuổi. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức thu hút HS thường xuyên sinh hoạt