Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Dựa vào các quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và trên cơ sở thực tiễn của quá trình dạy học pháp luật thông qua bộ môn GDCD chúng ta có thể nêu lên các hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh như sau:

Một là, GDPL pháp luật trực tiếp thông qua chương trình môn Giáo dục

công dân và các môn học khác.

GDPL thông qua môn học GDCD là hình thức cơ bản nhất, thường xuyên nhất hiện nay trong các nhà trường THPT, thông qua hoạt động dạy và học trên lớp giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò và vị trí của pháp luật. Trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức đúng về vai trò, vị trí của pháp luật trong đời sống, từ đó chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo các quy định của pháp luật. Giáo dục pháp luật ở cấp trung học phổ thông không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức pháp luật, giới thiệu các quy định pháp luật mà còn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật góp phần hình thành hành vi tự giác chấp hành pháp luật trong học sinh.

Song song với môn học GDCD, giáo dục pháp luật còn được tích hợp một cách hợp lý vào các môn học khác thông qua các chủ đề, các bài học có sử dụng đến các quy định của pháp luật như môn Địa lý, môn Sinh học, môn Lịch sử v.v...

Hai là, thông qua các phương tiện truyền thông như: truyền hình, loa

truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử, bảng tin của nhà trường.

Các phương tiện truyền thông, thông tin với những ưu thế đặc biệt đã thực sự là một công cụ tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả xã hội cao. Các phương tiện truyền thông làm cho mỗi học sinh trong trong học tập, sinh hoạt thường ngày của mình được tiếp cận với các thông tin một cách trực tiếp, cập nhật, phong phú, đa dạng, sinh động, dễ dàng. Thông qua các phương tiện nghe, nhìn của loa, đài, sách báo in, báo mạng, báo ảnh, tờ rơi, bảng tin... học sinh có thể thấm nhuần những nội dung pháp luật, những điều cần phải làm, những vấn đề phải quan tâm... Các phương tiện thông tin cũng đăng tải, phê phán, nêu rõ các hiện tượng sai trái coi thường pháp luật, không hiểu pháp luật đã dẫn đến những hậu quả khó lường cho cá nhân, gia đình và xã hội. Việc làm này có tác động mạnh tới nhận thức tư tưởng, tình cảm của mỗi học sinh, khiến các em phải tự điều chỉnh hành vi của mình theo quy định của pháp luật. Cho nên việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin là cần thiết, có nhiều ưu thế và là một trong những hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả, được nhiều học sinh quan tâm.

Ba là, GDPL bằng hình thức tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, giáo dục

ngoài giờ lên lớp, tư vấn.

Đây là những hình thức giáo dục mở rộng, được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, có chương trình kế hoạch cụ thể. Thông qua đó, học sinh được chủ động tìm hiểu những nội dung của pháp luật liên quan một cách có hệ thống hoặc thông qua các tình huống trong cuộc sống giáo viên cung cấp những quy định của pháp luật nhằm hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn các em giải quyết một cách hợp tình, hợp lý.

Kỷ luật học sinh vi phạm là một hình thức thực hiện pháp luật trong nhà trường, ở đó BGH nhà trường, giáo viên chủ nhiệm áp dụng các quy định của quy chế, điều lệ nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để áp dụng một hình phạt nào đó với mục tiêu là nhằm giáo dục, răn đe và ngăn chặn những hành vi tương tự có thể xẩy ra tiếp theo. Nếu như trước đây chúng ta quan niệm kỷ luật học sinh là những hình phạt nhằm tước đi một số quyền lợi nào đó của học sinh, là những hình phạt nhằm trừng trị thích đáng người vi phạm, thì ngày nay chúng ta coi việc kỷ luật học sinh là kỷ luật “tích cực”, bằng các biện pháp giáo dục tích cực có thể nhằm giúp học sinh tự nhận thức được lỗi lầm của mình để sửa chữa, không có khả năng tái phạm. GDPL cho học sinh thông qua việc thực hiện kỷ luật tích cực sẽ có tác dụng rất lớn đến nhận thức, tâm lý và tình cảm pháp luật của các em.

Năm là, lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ

chức Đoàn thanh niên, câu lạc bộ, tủ sách đạo đức, pháp luật.

Thông qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt, các hoạt động văn hóa, văn nghệ các nội dung pháp luật được “mềm hóa” nhằm tuyên truyền đến các em học sinh, được học sinh đón nhận rất tích cực. Các em hóa mình vào các vai diễn trên sân khấu, các quy định của pháp luật được biên soạn dưới dạng tiểu phẩm, ca khúc rất dễ đi vào lòng người. Hoạt động GDPL còn được đưa vào các buổi họp, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức như chi đoàn, lớp đã tạo nên tính thường xuyên trong công tác tuyên truyền, GDPL cho học sinh, thanh niên.

Sáu là, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động quản lý, đánh giá những

biểu hiện thái độ, hành vi của học sinh.

Đây là hình thức được BGH nhà trường và các giáo viên thực hiện trước những yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng “sản phẩm đầu ra” của học sinh.

Hình thức này cho thấy GDPL là quá trình kết hợp hai yếu tố là dạy học pháp luật và đánh giá những biểu hiện thái độ, hành vi của học sinh trong cuộc sống. Việc trang bị những kiến thức, hiểu biết đồng thời hình thành ở các em thói

quen, ý thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện pháp luật là rất cần thiết. Hiệu quả của quá trình GDPL đến đâu được thể hiện ở những biểu hiện của học sinh trong cuộc sống và chính những biểu hiện bằng thái độ, hành vi của học sinh là những cơ sở thực tiễn giúp chúng ta chỉ đạo tốt quá trình GDPL trong nhà trường hiện nay.

Tuy nhiên, không phải ngành luật nào chúng ta cũng đem vào giáo dục, làm như vậy sẽ tạo ra sự quá tải, nhàm chán. Ở lứa tuổi này, học sinh thường quan tâm đến các vấn đề như: tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình; những vấn đề về dân chủ, bình đẳng, quyền và nghĩa vụ của công dân; về dân sự, hình sự, an toàn giao thông, tệ nạn ma túy, bạo lực học đường, bảo vệ môi trường sống... Vì vậy, trong quá trình giáo dục pháp luật đòi hỏi phải có sự chọn lọc cẩn thận những vấn đề gắn với đời sống hằng ngày. Có như thế các em mới có thể tiếp thu, lĩnh hội một cách tự giác, tích cực.

* Kết luận chương 1

Từ những cơ sở lý luận nêu trên chúng ta thấy, giáo dục pháp luật cho học sinh là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, có vai trò và vị trí to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển hài hòa, hòa nhập tốt với xã hội trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay; thể hiện sự nhất quán và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và ngành GD-ĐT đối với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến với mọi người dân, trong đó học sinh, sinh viên.

Để thực hiện nền pháp chế vững mạnh, xây dựng thành công Nhà nước pháp xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật, xây dựng xã hội ngày càng văn minh thì bên cạnh việc đẩy mạnh ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được đặc biệt coi trọng, phải làm thường xuyên và có sự đầu tư thích đáng. Giáo dục pháp luật phải hướng mạnh vào hình thành phẩm chất, năng lực, coi trọng tính hiệu quả thông qua các biểu hiện hành vi, ý thức tôn trọng pháp luật của học sinh. Vì vậy, nội dung, hình thức, phương thức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được đổi mới căn bản, toàn diện, phải được nghiên cứu và đầu tư thích đáng, có như vậy công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường mới thực sự mang lại hiệu quả.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w