Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
Học sinh ở hai trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Quang có số lượng ít hơn so với các vùng khác, năm học 2012 - 2013 có tổng số 1600 em, năm học 2013 - 2014 có 1539 em, đây là số lượng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Những năm trước đây khi mới thành lập huyện, học sinh Vũ Quang được đánh giá là chăm ngoan, lễ phép, ít vi phạm đạo đức, pháp luật hơn so với các trường khác trong toàn tỉnh. Hiện nay, đa số học sinh ở đây vẫn giữ được nền nếp học
tập, rèn luyện, luôn có ý thức trong việc chấp hành pháp luật, kỷ luật và các quy định khác của trường, của lớp; một số em nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện để đạt được thành tích cao như đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia, đạt giải nhất, giải nhì học sinh giỏi tỉnh về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; cá biệt, trong hai năm học gần đây, học sinh Vũ Quang đã có bốn em nằm trong danh sách các học sinh đậu thủ khoa các trường đại học.
So với trước thì trong vòng 5 năm trở lại nay (năm 2010), có hàng chục công trình xây dựng lớn nhỏ được chính thức triển khai thi công ở đây, cùng với đó là lượng công nhân, lao động và người nhập cư từ khắp mọi miền kéo về đã làm cho vùng núi rừng từ bình yên trở nên sôi động, điều kiện kinh tế, xã hội có những bước phát triển đột phá, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng hiện đại, nhiều dự án lớn như Hồ thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, khai thác quặng sắt... đang mở ra cho Vũ Quang những hướng phát triển về công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động trên địa bàn. Bên cạnh đó, hàng trăm hộ gia đình được Nhà nước đền bù, giải tỏa với số lượng tiền lớn, đã làm cho đời sống của họ bao đời nghèo khổ nay trở nên giàu có. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện mới Vũ Quang cũng làm phát sinh nhiều tai tệ nạn xã hội làm cho địa bàn từ chỗ bình yên, trong sạch về tệ nạn trở nên phức tạp hơn, nhiều hộ dân do có được nhiều tiền tư tưởng xả hơi, tiêu xài phung phí đã xuất hiện, hoạt động cò mồi, dịch vụ đen xuất hiện ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội cũng theo đó gia tăng, lan tràn vào học đường, hàng chục vụ trộm cắp, chấn lột, giết người, đánh người gây thương tích, tàng trữ, sử dụng chất ma túy trong học sinh được các cơ quan chức năng phát giác. Theo số liệu của lực lượng công an huyện Vũ Quang cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh thời gian gần đây tăng mạnh, trung bình mỗi năm ở cả hai trường có 5 - 6 em học sinh bị xử lý hình sự, 14 - 16 em bị xử lý vi phạm hành chính về các lĩnh vực như trộm cắp, đánh nhau, vi phạm pháp luật giao thông... Tình trạng học sinh bỏ nhà đi lang thang, học sinh mang thai
ngoài ý muốn phải bỏ học để sinh con, lấy chồng trước tuổi tăng mạnh, năm học 2013 - 2014 có 4 học sinh thực hiện tảo hôn; học sinh vi phạm kỷ kuật, pháp luật bị nhà trường đuổi học với số lượng lớn. Nhất là học sinh lớp 12, khi mà thời gian rời ghế nhà trường phổ thông của các em chỉ được tính bằng ngày, tháng. Tình hình trên được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1. Thống kê số liệu học sinh vi phạm pháp luật
Năm học 2011 – 2012 (1760 HS) 2012 - 2013 (1600 HS) 2013 - 2014 (1539 HS) Hành vi HS bị xử lý hình sự HS bị xử lý hành chính HS bị xử lý kỷ luật HS bị xử lý hình sự HS bị xử lý hành chính HS bị xử lý kỷ luật HS bị xử lý hình sự HS bị xử lý hành chính HS bị xử lý kỷ luật Số lượng 3 6 13 5 12 19 7 21 24 Tỉ lệ 0,17% 0,34% 0,73% 0,31% 0,75% 1,18% 0,45% 1,36% 1.55%
Nguồn: Số liệu do BGH các nhà trường, Công an huyện Vũ Quang, Công an các xã, Thị trấn nơi trường đóng cung cấp tháng 5/2014
Biểu đồ 2.1. Thể hiện mức độ gia tăng của hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh
Bảng 2.2. Số liệu phản ánh những biểu hiện khác của học sinh ở Vũ Quang trong hai năm học
Hành vi Số lượng
2012 - 2013 2013 - 2014
Học sinh bỏ nhà đi lang thang 6 11
Học sinh nữ mang thai, bỏ học đi lấy chồng 4 9
Học sinh bị xếp hạnh kiểm yếu cả năm học 43 46
Học sinh phải chuyển trường để cách ly
khỏi những bạn bè xấu 3 4
Học sinh phải ở lại lớp do xếp loại học lực,
hạnh kiểm yếu cả năm. 8 9
Nguồn: Bảng số liệu do tác giả thống kê ở hai trường THPT tháng 5/2014
Từ những số liệu trên cho thấy, số học sinh vi phạm pháp luật và kỷ luật ngày một gia tăng, đặc biệt là tội phạm hình sự (từ 0,17% năm học 2011 - 2012 tăng lên 0,31% năm học 2012 - 2013 và tiếp tục tăng lên 0,45% vào năm học 2013 - 2014). Số học sinh bị các nhà trường ra quyết định buộc thôi học có thời hạn một năm hoặc vĩnh viễn chiếm số lượng lớn (1,55% năm học 2013 - 2014), có em bị kỷ luật đuổi học đến hai lần trong khóa học. Như vậy, nếu tính trung bình cứ gần 60 học sinh tham gia học tập có 01 em bị đuổi học. Có thể kể một số vụ trộm cắp của học sinh hai trường trên địa bàn bị Tòa án nhân dân huyện Vũ Quang đưa ra xét xử trong tháng 4/2014 như: học sinh lớp 12 Trường THPT Vũ Quang lấy trộm xe máy nhân dân, tháng 7/2014 hai học sinh lớp 11 Trường THPT Vũ Quang nhiều lần lấy trộm 600 lít dầu diezen của một công ty xây dựng trên địa bàn; hai học sinh lớp 10 trường THPT Cù Huy Cận lấy trộm 5 chỉ vàng và tiền của ông nội mình. Bên cạnh
các tệ nạn trên, tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn là khá phổ biến.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình gia tăng các hành vi vi phạm trong học sinh? Xuất phát từ thực tiễn công tác giáo dục pháp luật, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm học đường, đồng thời thông qua số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, có thể rút ra các nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, kinh tế thị trường mặc dù đã thể hiện được những ưu việt so với thời kỳ bao cấp với những tác động tích cực đến nền kinh tế, xã hội thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song, sự tác động mãnh mẽ của những mặt trái mà nó mang lại đã làm cho nhiều thang giá trị đảo lộn, tâm lý lấy giá trị vật chất làm thước đo, coi trọng quyền lực của đồng tiền trong học sinh xuất hiện ngày càng nhiều; sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, mạng intenet đã làm nên cuộc cánh mạng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, nhưng với những mặt trái của nó đã kéo theo sự xâm lấn của văn hóa ngoại lai. Đặc biệt, là văn hóa đồi trụy, bạo lực… Chính điều này đã dẫn đến vi phạm pháp luật trong học sinh không thuần túy chỉ là đánh đập nhau mà còn biểu hiện dưới nhiều hình thức mới như mại dâm vị thành niên, trộm cắp, cướp dật...
Thứ hai, Vũ Quang sau khi thành lập, đời sống người dân bao đời nghèo khó nay đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”, sự nghiệp CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ trên quê hương đang tạo cho mảnh đất này một sức sống mới, hòa nhập cùng với cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là địa bàn khá phức tạp, hoạt động buôn lậu lâm sản như: gỗ, thú rừng trong những năm qua diễn ra khá phổ biến; hoạt động chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật trái phép, nạn khai thác vàng lậu... chậm được phát hiện, ngăn chặn và đưa ra xét xử. Thực trạng đó đã có những tác động không nhỏ đến tâm lý, nhận thức của các em học sinh trên địa bàn.
Thứ ba, điều kiện kinh tế, đời sống gia đình có sự tác động lớn đến tâm lý, thái độ của học sinh. Sau khi thành lập huyện, đặc biệt là khi con đường Hồ Chí Minh đưa vào lưu thông đời sống của người dân có nhiều thay đổi tích cực. sự nghèo đói hoặc giàu lên nhanh chóng của một bộ phận dân cư nơi đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật; những học sinh thuộc hộ nghèo không đủ tiền trang trải trong chi tiêu, ăn chơi đã sinh ra trộm cắp, chấn lột bị công an bắt và xử lý. Một bộ phận học sinh trong những gia đình được đền bù, giải tỏa với số tiền lớn đã được bố mẹ chia phần tài sản hoặc đầu tư nhiều tiền của hơn cho việc học tập đã sinh ra tệ nạn ghi lô đề, nghiện geam, ăn chơi sa đọa... chính điều này đã trở thành mục tiêu săn đón của những kẻ xấu nhằm lợi dụng các em vào những hoạt động vui chơi trác táng của chúng, hoặc rủ rê nghiện hút. Chúng tôi thống kê, năm học 2012 - 2013 có 07 em học sinh đã được gia đình mua cho 07 chiếc máy tính xách tay (laptop) phục vụ cho nhu cầu học tập vào đầu năm học. Tuy nhiên, đến cuối năm học số máy tính trên được một số em đưa đi cắm ở các tiệm cầm đồ phục vụ cho trò chơi điện tử hoặc ghi lô, đề; một số khác bị mất trộm. Điều này cho thấy, khi gia đình có của ăn, của để nhưng đầu tư cho con em mình những tài sản không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn học sinh sao nhãng việc học tập, vi phạm pháp luật.
- Nguyên nhân chủ quan * Từ phía gia đình
Đây là nguyên nhân đầu tiên, thường xuyên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình có tác động ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục con em - đặc biệt là vai trò của cha mẹ là hết sức quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong
gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do:
Sự lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, do quá nuông chiều, đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái mặc dù có phụ huynh biết các yêu cầu này là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không sắp xếp một số công việc cho con làm, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn, giáo dục nêu gương mà ngược lại còn dạy con bằng những biện pháp bạo lực như đánh đập, hành hạ, chửi bới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các em bị mặc cảm, ức chế trở nên vi phạm pháp luật.
Mặt khác, do gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Có trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hành vi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được thông báo của cơ quan công an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi việc đã muộn.
Vũ Quang là huyện miền núi nhưng số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn, đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, các em sống với mẹ dì hoặc bố dượng, số em mồ côi cả bố mẹ phải ở với ông bà, anh chị em ruột hoặc sống một mình chiếm số lượng lớn. Trong số này, có nhiều em có ý chí vượt khó vươn lên học tập tốt, có lối sống lành mạnh. Song, cũng không ít học sinh ở vào hoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội.
Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những hạn chế trong việc quản lý về văn hóa - xã hội của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, tình trạng. Vì vậy, chúng ta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm của học sinh để đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh phù hợp.
Hệ thống pháp luật về người chưa thành niên thiếu đồng bộ, việc thi hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ; các ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của trong học sinh, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường.
Vai trò của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của HS còn mờ nhạt. Thông thường những người vi phạm pháp luật thuộc đối tượng ở tổ chức nào thì giao cho tổ chức đó giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng thực tế thì rất ít học sinh vi phạm pháp luật được giao cho Đoàn Thanh niên quản lý, giáo dục, nếu có thì cũng chưa được các cơ sở đoàn quan tâm đúng mức. Sự mờ nhạt của các tổ chức đoàn cùng với việc thiếu quan tâm của gia đình dẫn đến nhiều thanh niên sau, bị xử lý kỷ kuật, sau khi trở lại học tập lại tiếp tục đi vào con đường tái phạm.
* Từ chính bản thân học sinh
Học sinh THPT có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về thể chất và tinh thần, ở độ tuổi này các em luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật.
Qua điều tra, các vụ vi phạm gần đây của học sinh về hành vi đánh nhau, đa số thuộc về hai nguyên nhân chủ yếu đó là có hành động “thiếu thiện cảm” với nhau hoặc tranh chấp người yêu.
Từ thực trạng trên, đòi hỏi cần phải có những biện pháp giáo dục hữu hiệu hơn nữa nhằm giúp các em trang bị đầy đủ tâm thế để “đề kháng” tốt hơn trước