cha, làm mẹ về giáo dục pháp luật, tham gia quản lý, giám sát con em mình
GDPL sẽ thực sự có hiệu quả khi được các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, việc gia đình tham gia quản lý và kiểm soát và giáo dục pháp luật cho con em mình là nhằm hướng cho HS phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, tránh sự sa ngã, hư hỏng của HS là những công việc cần được các thành viên trong gia đình quan tâm. Tuy nhiên, trong gia đình việc quản lý và kiểm soát đối với con em không thể bằng những biện pháp hành chính như nội qui, qui chế và luật lệ quản lý của nhà trường và xã hội. Nó được thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo bằng tình cảm, tình yêu thương, sự hòa đồng với sự tham gia không chỉ là các thành viên trong gia đình mà phải mở rộng ra các thành viên trong họ hàng thân tộc và cả cộng đồng làng xã, mở rộng ra ở những nhóm bạn, những ham muốn, các mối quan tâm cũng như những gì các em tham gia ngoài xã hội.
Mặt khác, gia đình tham gia giáo dục pháp luật cho con em mình còn thể hiện ở việc gia đình biết đề cao vai trò, vị trí của môn học GDCD, trong đó có giáo dục pháp luật đối với việc phát triển lành mạnh nhân cách con em họ. Gia đình không thể cứ khuyên bảo con nên tăng cường, học Toán, Lý, Hóa, học khối A, B, C mà quên đi một môn học quan trọng đang trực tiếp dạy các con làm người đó chính là môn GDCD. Một người bố, mẹ tốt là người biết khuyên răn con em mình bên cạnh học tốt các môn khác cần phải quan tâm đến các nội dung khác như tích cực nghiên cứu pháp luật, tích cực tham gia cực hoạt động tập thể.. để có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng tập thể.
Nhiệm vụ của chúng ta trong đổi mới và nâng cao chất lượng GDPL hiện nay cho học sinh là phải tiến hành đồng thời công tác tuyên truyền để các bậc làm cha, làm mẹ nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn GDCD trong nhà trường hiện nay trong vai trò giáo dục pháp luật, đạo đức, tư tưởng... của các thành viên trong gia đình cho các em học sinh.
3.1.4. Tạo bước đột phá trong việc phát huy vai trò của các tổ chức,đoàn thể xã hội, các cơ quan hữu quan của Nhà nước trong việc tham gia đoàn thể xã hội, các cơ quan hữu quan của Nhà nước trong việc tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh
Cùng với giáo dục gia đình, trong thời kỳ chuyển đổi của xã hội ta hiện nay, quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra hết sức nhanh chóng, sự du nhập của lối sống và văn hóa phương Tây, của cơ chế kinh tế thị trường cùng với các tệ nạn xã hội đang tác động hết sức mạnh mẽ, bằng nhiều con đường đến đời sống của các HS. Nhiều hiện tượng xã hội mới liên quan đến HS đặt ra những thách thức mới đối với giáo dục nhà trường và xã hội: HS lang thang, HS làm trái pháp luật, HS bị lạm dụng, HS có quan hệ tình dục và mang thai, mại dâm vị thành niên, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác có liên quan diễn ra trong xã hội; những tác động đó đôi khi đến từ những lĩnh vực xã hội do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý. Ví dụ: các quán nét, game mọc lên như nấm ở các khu vực gần với trường học thuộc thẩm quyền quản lý của ngành văn hóa; tình trạng thanh niên, học sinh thiếu các sân chơi lành mạnh một phần lớn thuộc về vai trò của các tổ chức Đoàn thanh niên, của chính quyền ở địa phương... Điều đó đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan nhà nước hữu quan, của các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân trong công tác phối hợp tăng cường quản lý, kiểm soát và giáo dục các hành vi của học sinh.
Ðể đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, các cơ quan liên quan, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân cần coi trọng và hình thành nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác GDPL cho học sinh. Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trong nhà trường sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Mặt khác, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, hạn chế các hiện tượng gây bức xúc trong nhân dân như nạn trộm cắp, cướp giật, đánh đập, giết người... xây dựng môi trường sống bình yên trong khu dân cư là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó có các tổ chức đoàn thể.
Chính vì vậy, việc xây dựng một cơ chế phối hợp hoạt động giữa các ngành, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn như: ngành Giáo dục, Công an, chính quyền địa phương (xã, thôn, xóm), tổ chức Ðoàn Thanh niên, Phụ nữ và các ngành liên quan trong giáo dục pháp luật cho học sinh, các nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất để các tổ chức, đoàn thể tham gia vào từng khâu của quá trình quản lý, giám sát, giáo dục học sinh, kể cả phối hợp trong xử lý kỷ luật học sinh vi phạm. Ðây chính là những nhân tố quan trọng, góp phần to lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác GDPL trong trường học.