dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay và những năm tiếp theo được Đảng, Nhà nước ta xác định là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Định hướng khái quát này được thể hiện cụ thể ở một số điểm sau đây: Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được xây dựng thành một chỉnh thể xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12; tích hợp cao ở các lớp/cấp học dưới; phân hoá mạnh ở các lớp/cấp học cao hơn, nhất là ở trung học phổ thông. Số môn học bắt buộc sẽ giảm nhiều; học sinh được tự chọn các môn học/các chuyên đề phù hợp với năng lực và sở thích, gắn với định hướng nghề nghiệp sau này;
Nội dung các môn học sẽ tinh giản, cơ bản, hiện đại, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành và vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn. Định hướng trên cũng hạn chế được tính hàn lâm, xa rời cuộc sống;
Phương pháp dạy và học sẽ khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm "giảng ít, học nhiều". Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục.
Công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường học hiện nay được tiến hành theo hai phương thức: dạy học và tích hợp trong chương trình chính khoá thông qua nội dung môn Giáo dục công dân, các môn khoa học xã hội và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.
Chương trình giáo dục pháp luật chính khoá thông qua môn GDCD góp phần quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức pháp luật cơ bản, giúp hình thành ý thức, thái độ, hành vi pháp luật phù hợp. Tuy nhiên, cũng gặp những khó khăn do phải đảm bảo chương trình, thời lượng của môn học và tránh gây quá tải cho học sinh. Vì vậy, việc giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa (ngoài giờ) đã thể hiện được vai trò và những hiệu quả nhất định. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, học sinh sẽ được tiếp thu các kiến thức pháp luật một cách tự nhiên, sinh động, đồng thời hoạt động giáo
dục pháp luật ngoại khóa cũng chính là những sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều học sinh tham gia.
Tuy nhiên, hiện nay trong dạy và học GDCD nói chung và GDPL thông qua môn học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường THPT ở huyện Vũ Quang nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả của việc đổi mới phương pháp dạy học chưa hiệu quả, chủ yếu vẫn dạy chay, thuyết trình, độc thoại một chiều, rao giảng đạo lý; lệ thuộc nhiều vào SGK và tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn nặng về hình thức, phổ biến vẫn là kiểm tra, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh; giờ học pháp luật thường là rất khô khan, khó lôi cuốn học sinh.
Để giúp học sinh đạt được những kiến thức, kĩ năng, thái độ theo mục tiêu của chương trình là điều cần thiết. Vấn đề đặt ra là phải kết hợp được các phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện phù hợp với nội dung từng bài học để tạo ra tính tích cực, chủ động và cuốn hút học sinh vào bài học. Để cho tiết học sinh động và lôi cuốn hơn, giáo viên phải đa dạng hóa phương pháp dạy học môn học này. Đa dạng hóa phương pháp thể hiện ở việc biết cách tổ chức những hoạt động học tập thích hợp và thu hút HS tham gia.
Ở đây chúng tôi xin đề cập một số giải pháp GV có thể vận dụng vào tiết dạy của mình nhằm giúp HS nắm vững kiến thức bài học một cách sâu sắc, ghi nhớ lâu hơn và có tác động nhanh đến suy nghĩ của HS, mang lại ý nghĩa giáo dục thiết thực hơn.
Một là, đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật thông qua các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hình thức tuyên truyền, giáo dục khác. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động ngoại khoá, giáo dục NGLL nằm trong mục tiêu “dạy chữ” và “dạy người” mà sự nghiệp đổi mới giáo dục nước ta đang hướng đến. Thông qua các hoạt động này học sinh có được môi trường hoạt động và giao tiếp, những tình huống thực tế, các em có điều kiện để trải
nghiệm những kiến thức đã học vào hoạt động thực tế. Vì vậy, việc nhà trường tổ chức các hoạt động GDPL, thông qua các mối quan hệ khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để hình thành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng xã hội cho học sinh. Đồng thời, thông qua các hoạt động giáo dục này giáo viên có được những kênh khác nhau để đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi biểu hiện ra bên ngoài của học sinh. Nói cách khác, hoạt động giáo dục ngoại khoá, NGLL có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy người trong các nhà trường hiện nay.
Giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT hiện nay không chỉ bó hẹp trong các giờ dạy trên lớp thông qua môn GDCD mà còn được thực hiện bằng các hình thức linh hoạt khác thông qua các hoạt động “ngoài giờ lên lớp” như: nói chuyện chuyên đề trước toàn thể học sinh, trước một khối, lớp; tổ chức các hội thi tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa, cuộc thi tìm hiểu có quy mô như: Hội thi tuyên truyền an toàn giao thông, thi tìm hiểu về Luật phòng, chống tham nhũng; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”, “Ngày pháp luật Việt Nam”; ngoại khóa về lập lại tật tự ATGT, bảo vệ tài nguyên môi trường hoặc thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm như: “Thanh niên với việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân”; “Thanh niên với bình đẳng giới”; “Thanh niên với hòa bình và tiến bộ của nhân loại”... Với việc đa dạng hóa các hình thức và phương pháp giáo dục như trên đã làm cho công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở trong nhà trường THPT trở nên đa dạng hơn, hấp dẫn hơn, cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức về pháp luật hơn, đặc biệt là các luật vừa được ban hành mà sách giáo khoa chưa cập nhật. Hơn thế nữa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức hội thi tuyên truyền... có những đóng góp rất quan trọng cho việc hình thành các kỹ năng cơ bản cho học sinh như kỹ năng biểu diễn, diễn đạt, kỹ năng ghi nhớ vấn đề nhanh và sâu...
Vì vậy, việc đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng tình
hình, đặc điểm của trường, của học sinh, tạo tính hấp dẫn, lôi cuốn, thiết thực, hiệu quả đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về hình thức và phương pháp.
Hai là, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật cho các hoạt động
ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hội thi, cuộc thi thống nhất trong suốt cả năm học và thống nhất cho các trường phổ thông, trước mắt chưa có chương trình thống nhất trong toàn quốc thì xây dựng chương trình cho từng tỉnh, từng trường. Song song với xây dựng chương trình GDPL, cần xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tổ chức một hoạt động giáo dục pháp luật cho giáo viên dạy Giáo dục công dân khi tổ chức ngoài giờ học chính khóa. Tăng cường biên soạn tài liệu tham khảo, tài liệu hỗ giáo dục pháp luật cho các hoạt động nói trên để thực hiện tốt trong các nhà trường.
Ba là, coi trọng và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (ngoại khóa). Đây là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học, là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh. Được tổ chức bằng các hình thức như nói chuyện chuyên đề, hội thi tuyên truyền bằng sân khấu hóa, phát động các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức đi tham quan, giao lưu, tọa đàm, lao động cộng đồng.. Hoạt động này do nhà trường tổ chức và quản lí với sự tham gia của các lực lượng xã hội như đại diện Hội Cha, mẹ học sinh. Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy - học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
Hoạt động giáo dục NGLL là hoạt động trong kế hoạch giáo
dục của nhà trường, nên cần được tổ chức thực hiện thường xuyên,
chặt chẽ, quy cũ, có sức lôi cuốn. Vì vậy, nhà trường cần phân công
viên, các tổ chức, đoàn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia hoạt động giáo dục NGLL theo kế hoạch của trường. Giáo viên
chủ nhiệm lớp hoặc GV GDCD trực tiếp phụ trách, tổ chức cho học
sinh thực hiện. Trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục NGLL, giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động của tập thể, tạo điều kiện để phát huy vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động, tăng cường các hình thức thảo luận, tranh luận các chủ đề, nội dung pháp luật gần gũi với các em. Các hoạt động GDPL phải đi theo một trật tự thống nhất, lô gíc từ những chủ đề gần gũi như Luật giao thông, Luật Giáo dục... đến các quy định chuyên sâu hơn về các quyền dân chủ, quyền tự do cơ bản được ghi trong Hiến pháp. Các chủ đề phải được thiết kế theo tháng, theo quý rõ ràng theo mạch tư duy từ thấp đến cao của học sinh.
Tận dụng các trang thiết bị được cung cấp như máy chiếu, nhạc cụ, băng hình, tranh ảnh, giấy khổ lớn… Tích cực làm đồ dùng dạy học đơn giản như các biểu bảng, sơ đồ, tranh ảnh, phiếu học tập… Các thiết bị, phương tiện này là điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động NGLL, làm tăng tính hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh.
Như vậy, hoạt động giáo dục NGLL là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.
Một số chủ đề GDPL thông qua hoạt động NGLL đang được triển khai ở trong các trường THPT hiện nay là:
- Giáo dục về Quyền trẻ em, quyền của thanh niên và học sinh;
- Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã
hội;
- Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
- Giáo dục phòng chống tham nhũng;
- Giáo dục về tình bạn, tình yêu, tình dục và hôn nhân gia
đình;
- Hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”;
- Hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của
địa phương, đất nước.
Bốn là, nâng cao chất lượng buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật Đây là hình thức khá phổ biến hiện nay trong các trường THPT thông qua
các buổi chào cờ, tổ chức ngày pháp luật, buổi sinh hoạt lớp... Để buổi nói chuyện, tuyên truyền GDPL thực sự mang lại hiệu quả GV cần tập trung vào việc đổi mới phương pháp nói chuyện.
Có ba phương pháp tuyên truyền giáo dục là thuyết phục, nêu gương và ám thị. Tuyên truyền miệng về pháp luật chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với ba bộ phận cấu thành là chứng minh, giải thích và phân tích.
Chứng minh là cách thuyết phục chủ yếu dựa vào các dẫn chứng xác thực để làm sáng tỏ và xác nhận tính đúng đắn của vấn đề. Các dẫn chứng đưa ra gồm số liệu, sự kiện, hiện tượng, nhân chứng, danh ngôn, kinh điển. Các dẫn chứng này phải chính xác, tiêu biểu, toàn diện và sát hợp với vấn đề cần chứng minh. Có như vậy mới có sức thuyết phục. Ví dụ, khi chứng minh về nguyên tắc “công dân bình đẳng trước pháp luật” [7; 27] GV có thể lấy các ví dụ điển hình về tòa án đưa ra xét xử vụ án tham nhũng của một số quan chức như Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vinalines.
Giải thích là việc dùng lý lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề. Lập luận trong khi giải thích phải chặt chẽ, chính xác, mạch lạc, khúc triết, không ngụy biện.
điểm yếu, điểm tốt, điểm xấu, sự phù hợp, không phù hợp.... của vấn đề. Việc phân tích phải dựa trên cơ sở khoa học, không được cường điệu mặt này, hạ thấp mặt kia, tô hồng hoặc bôi đen sự việc. Sau khi phân tích phải có kết luận, đánh giá, hướng người nghe vào định hướng tư duy đúng đắn, không làm cho người nghe hoài nghi, dao động, hoang mang. Đây là những yêu cầu rất cần thiết đối với hoạt động giáo dục có nội dung pháp luật.
Khi tiến hành một buổi tuyên truyền miệng về pháp luật cần lưu ý 5 nội dung chính sau đây:
+ Nắm vững đối tượng tuyên truyền:
Cần phải biết là nói với ai để nói như thế nào ? Phương pháp tuyên truyền trước hết là nghệ thuật nắm vững đối tượng tuyên truyền như: số lượng, thành phần: trong trường THPT giáo viên thường nói chuyện chuyên đề về pháp luật cho hai đối tượng chính là GV và HS, tùy vào đối tượng và số lượng người tham gia, giáo viên chuẩn bị nội dung cho phù hợp.
+ Nắm vững những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà văn bản pháp luật điều chỉnh:
Thực trạng các mối quan hệ xã hội hiện tại, kỹ thuật lập pháp, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đó, các tài liệu lý luận, giáo khoa, các tài liệu của nước ngoài trong lĩnh vực đó. Điều này yêu cầu người GV phải có quá trình sưu tầm, tích luỹ lâu dài với một ý thức đầy đủ về công việc và lòng say mê nghề nghiệp.
+ Nắm vững nội dung văn bản. Cụ thể là:
Hiểu rõ ý nghĩa, bản chất pháp lý của vấn đề được văn bản điều chỉnh, sự cần thiết phải ban hành văn bản;
Hiểu rõ đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của văn bản;
Hiểu rõ ý nghĩa của các quy phạm, đặc biệt là ý nghĩa về mặt quản lý Nhà nước, về tác dụng điều chỉnh của từng quy phạm cụ thể.
tới văn bản, nắm vững tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của việc ban hành các văn bản đó thông qua các nghị quyết của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội