Nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

1.3.1.1. Đặc điểm nội dung, chương trình giáo dục pháp luật thông qua môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông

Về cấu trúc chương trình:

Cấu trúc chương trình, nội dung, mục tiêu giáo dục pháp luật cho học sinh THPT được thực hiện ở môn GDCD lớp 12 và cấu trúc thành 2 phần lớn: + Phần I: Bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước và nhân loại (ở các bài 1, 2, 8, 9, 10).

+ Phần II: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực đời sống (bài 3, 4, 5, 6, 7).

Chương trình được thực hiện với thời lượng như sau: Cả năm: 37 tuần (35 tiết).

Học kỳ I: 19 tuần (18 tiết). Dạy từ bài 1 đến hết bài 9, kiểm tra 1 tiết: 1 bài và kiểm tra học kỳ 1: 1 bài.

Học kỳ II: 18 tuần (17 tiết). Dạy từ bài 10 đến hết bài 16, kiểm tra 1 tiết: 1 bài và kiểm tra học kỳ II: 1 bài

Nội dung chương trình giáo dục pháp luật lớp 12 cụ thể như sau:

Phần 1. Bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển công dân, đất nước và nhân loại.

Nội dung chương trình được sắp xếp thành 6 bài và phân phối với thời lượng như sau:

Bảng 1.1. Bản chất và vai trò của pháp luật và các quyền cơ bản của công dân

BÀI TÊN BÀI SỐ TIẾT

1 Pháp luật và đời sống 3

2 Thực hiện pháp luật 3

3 Công dân bình đẳng trước pháp luật 1

4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống

3

6 Công dân với các quyền tự do cơ bản 4

Tổng : 16

Phần II: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực đời sống.

Nội dung chương trình được sắp xếp thành 4 bài và phân phối với thời lượng như sau:

Bảng 1.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dântrong các lĩnh vực đời sống

BÀI TÊN BÀI SỐ TIẾT

7 Công dân với các quyền dân chủ 3

8 Pháp luật với sự phát triển của công dân 2

9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. 4 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại 2

Tổng: 11

Mục tiêu của chương trình giáo dục pháp luật thông qua môn Giáo dục công dân hướng học sinh đạt đến các yêu cầu:

Về kiến thức:

- Hiểu được bản chất giai cấp và xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.

- Nhận thức được vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, Nhà nước và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nắm được một số nội dung cơ bản của pháp luật có liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân.

Về kỹ năng:

- Từng bước hình thành năng lực phân tích, đánh giá các sự kiện, tình huống pháp luật trong đời sống thường ngày của bản thân, gia đình và xã hội.

- Biết cách tìm hiểu, tiếp cận các văn bản pháp luật đã được trang bị trong nhà trường để tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong các mối quan hệ xã hội mà học sinh tham gia hàng ngày.

- Tôn trọng, tin tưởng lẽ phải, sự công bằng, ý thức, trách nhiệm và tính tích cực của công dân trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

- Tôn trọng và tự giác sống, học tập theo pháp luật, trước tiên là tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của học sinh trong nhà trường, trong các hoạt động xã hội cũng như chủ động góp phần phòng, chống các hiện tượng vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

1.3.1.2. Đặc điểm nội dung, chương trình giáo dục pháp luật được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và thông qua các môn học khác

Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật gồm:

“1. Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân..

2. Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

3. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật” [35; 16].

Song song với việc đưa nội dung kiến thức pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa thông qua môn GDCD, hoạt động GDPL cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên được triển khai trong các trường học.

Phải khẳng định việc GDPL thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp là một trong những giải pháp hữu hiệu trong điều kiện đưa các nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục chính khóa gặp nhiều khó khăn do việc phải bảo đảm chương trình, thời lượng học tập của học sinh, tránh hiện tượng lồng ghép quá nhiều kiến thức vào môn GDCD, gây quá tải cho

học sinh. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp học sinh sẽ được tiếp thu kiến thức pháp luật một cách tự nhiên, sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp dẫn tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều học sinh tham gia. Các nội dung pháp luật được giáo dục trong trong trường học thường gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách học sinh, tập trung vào các lĩnh vực như: giáo dục về quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; bảo vệ môi trường; chấp hành luật giao thông; phòng chống ma túy, tội phạm và các tệ nạn xã hội trong học đường, phòng chống HIV/AIDS; luật nghĩa vụ quân sự, giáo dục giới tính và kỹ năng sống, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình ...

Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và nhận thức của người học như: lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, hội theo chủ đề pháp luật, “tuần sinh hoạt công dân học sinh”; xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, nghe nói chuyên về pháp luật (tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông địa phương, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội...); tổ chức tham dự phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội, tham quan trụ sở các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, học tập nội quy, quy chế nhà trường; tổ chức các trò chơi thi tìm hiểu pháp luật, đố vui pháp luật, viết, vẽ theo các chủ đề chấp hành pháp luật, xây dựng các tiểu phẩm tình huống pháp luật; biên soạn cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến pháp luật (sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính, các bộ tranh về biển báo giao thông...), giáo dục pháp luật trong trường học đã tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút được đông đảo học sinh tham gia.

Tuy nhiên, đổi mới giáo dục pháp luật hiện nay phải thực hiện một lúc hai nội dung chính. Đó là: trang bị kiến thức pháp luật và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh - đó là hai mặt của một quá trình, có mối quan hệ biện chứng

với nhau. Nếu chúng ta tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục, cung cấp đầy đủ các kiến thức pháp luật cho học sinh trong khi tình trạng phạm pháp ngày càng tăng, ý thức chấp hành pháp luật không tốt thì công tác phổ biến giáo dục pháp luật coi như không thành công. Vì vậy, mục tiêu của giáo dục pháp luật trong các nhà trường phải là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [20; 4].

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)