trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũ Quang
2.2.2.1. Về công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục pháp luật cho học sinh
Nhìn chung, các trường THPT trên địa bàn những năm gần đây đã quan tâm nhiều hơn về công tác GDPL cho học sinh. Đặc biệt là sau khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời, các nhà trường đều tổ chức, biên chế cán bộ quản lý, chỉ đạo phụ trách công tác GDPL; mỗi trường trên địa bàn đều bố trí một phó hiệu trưởng phụ trách công tác phổ biến GDPL. Chính vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh dạy học theo chương trình bộ môn GDCD công tác quản lý chỉ đạo của Ban Giám hiệu ở hai trường về giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua tổ chức tuyên truyền, cổ động được quan tâm, đi vào thực chất hơn thể hiện trên các phương diện như: BGH các nhà trường đã coi trọng hơn vị trí, vai trò của bộ môn GDCD trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tổ chức xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo năm, quý, tháng cụ thể, chi tiết; thực hiện báo cáo chuyên đề về pháp luật trước toàn thể giáo viên và học sinh. Qua khảo sát tại hai trường THPT Vũ Quang, THPT Cù Huy Cận về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kết quả cho thấy cả hai trường đều chỉ đạo, tổ chức thành công 10 đợt tuyên truyền, giáo dục cho toàn thể học sinh thông qua hoạt động chào cờ, hoạt động ngoại khóa, tập trung vào ngành luật như:
- Luật Giao thông đường bộ; - Luật Phòng, chống ma túy;
- Luật Phòng, chống tham nhũng; - Luật Giáo dục;
- Luật Lao động; - Luật Thanh niên;
- Luật phòng, chống bạo lực gia đình; - Luật Bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em; - Luật Bình đẳng giới,
- Luật Bảo vệ môi trường
Cả hai trường đều thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường với thành phần chủ yếu gồm đại diện Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn trường, đội ngũ giáo viên dạy học bộ môn GDCD và một số tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền nhân Ngày pháp luật 9/11 bằng các hình thức như nói chuyện chuyên đề, sân khấu hóa. Tại trường THPT Vũ Quang đã triển khai hội nghị liên ngành gồm các lực lượng công an địa phương, quân sự huyện, chính quyền thị trấn và tổ dân phố nơi trường đóng nhằm thực hiện các hoạt động giáo dục pháp luật, quản lý học sinh ở trọ khu vực xung quanh trường, Hội nghị đã xây dựng quy chế phối hợp công tác đã được các bên tham gia ký kết và thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, công tác quản lý, chỉ đạo của các Ban giám hiệu ở đây vẫn còn một chiều, coi công tác GDPL chỉ là hoạt động giảng dạy, tuyên truyền nhằm hình thành ý thức pháp luật mà chưa gắn với việc quản lý, giám sát những biểu hiện, hành vi trong cuộc sống của học sinh. Các biện pháp GDPL trong nhà trường còn nặng về quản lý hành chính, các kế hoạch triển khai thực hiện còn mang tính thời vụ, chưa có các biện pháp giáo dục, tư vấn tâm lý, hướng đến hình thành ý thức tự giác và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, chưa xây dựng được các cơ chế hoạt động, cơ chế thi đua phù hợp hướng học sinh vào môi trường giáo dục tích cực, vào các sân chơi lành mạnh; nhiều hoạt động còn mang tính hình thức, làm để báo cáo, chưa chú trọng thực sự đến mục tiêu chất
lượng giáo dục đạo hành vi, kế hoạch GDPL thiếu tính cụ thể, khoa học và phù hợp. Vì vậy, hoạt động giáo dục pháp luật còn mang tính thời vụ, manh mún, thiếu tính hệ thống từ lớp học thấp lên lớp học cao.
Mặt khác, hiện nay mặc dù cả hai trường học trên địa bàn đều tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến cho thấy các hoạt động này còn mang tính hình thức; nội dung, chương trình giáo dục pháp luật chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh cá biệt. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm kỷ luật ở mức cao các nhà trường áp dụng hình thức xử lý chủ yếu là hạ bậc hạnh kiểm hoặc đuổi học, biện pháp này chưa phải là biện pháp tích cực nhất trong giáo dục học sinh, dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình không hay biết. Đây là điều kiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo các em vào con đường vi phạm pháp luật. Mặt khác, nhiều học sinh có biểu hiện lệch lạc được nhà trường tìm hiểu và biết là do đời sống gia đình không tốt làm cho các em bị chán nản, tự ti.. Tuy nhiên, nhà trường đã không phối hợp với gia đình học sinh để cùng trao đổi, bàn bạc mà thường né tránh. Các cuộc họp của Hội Cha mẹ học sinh với nhà trường thông thường chỉ bàn những vấn đề xung quanh kế hoạch học tập, thu các khoản tiền mà ít bàn kế hoạch phối hợp giáo dục con em mình, ít chỉ cho phụ huynh biết những nguyên nhân từ phía gia đình đang tác động đến tâm lý, tình cảm của các em.
2.2.2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua môn học Giáo dục công dân, các môn học và các hoạt động giáo dục khác
Tình hình đội ngũ giáo viên, giáo viên môn GDCD giữ vai trò chính trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật trong nhà trường, so với các giáo viên khác đây là lực lượng “thường trực” nhất trong hoạt động này, nếu giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các môn khác chỉ tiếp cận GDPL thông qua một vấn đề nhỏ nào đó có liên quan, hoặc một số quy định mang tính chuyên ngành. Ví dụ như: giáo viên Sinh học có thể tiếp cận một số quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, thì giáo viên GDCD giáo dục pháp luật một cách có hệ thống với nhiều ngành luật, nhiều chế định luật từ những quy định chung cho đến trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức...
Vì vậy, vai trò quyết định của giáo viên GDCD thể hiện ở việc họ là người cung cấp những tri thức mới một cách có hệ thống, bồi dưỡng cách học và rèn luyện ý thức, thái độ chấp hành pháp luật, đồng thời họ là tấm gương trong việc thực hiện pháp luật đối với học sinh. Muốn vậy, đội ngũ này cần nắm vững đối tượng giáo dục, nắm vững các tri thức pháp luật, có tình cảm pháp lý đúng mực và có phương pháp sư phạm tốt.
Đội ngũ giáo viên GDCD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Quang hiện nay chỉ có 5 người (những năm trước có 7 người), được đào tạo chính quy từ các trường đại học sư phạm, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề dạy học, đa số họ đều có những đóng nhất định cho hoạt động giáo dục toàn diện của các nhà trường, trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT thời gian qua lực lượng này đã phát huy được vai trò nồng cốt, ngoài dạy học trên lớp, còn được BGH các nhà trường giao nhiệm vụ thực hiện các chuyên đề báo cáo về pháp luật cho học sinh và giáo viên, xây dựng các kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật cho nhà trường. Trong dạy học nội dung pháp luật họ đã từng bước đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng dạy học tích cực, làm cho các giờ học về pháp luật trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn.
Qua khảo sát năng lực chung của đội ngũ GV GDCD cấp THPT ở huyện Vũ Quang cho thấy, tất cả giáo viên nơi đây đều có năng lực, nghiệp vụ đáp ứng yêu
cầu trở lên; được đào tạo bài bản, chính quy từ các trường đại học, các khoa giáo dục chính trị trọng điểm của đất nước, bước đầu đã đáp ứng được những yêu cầu của việc dạy học nơi đây.
Bảng 2.3. Thống kê kết quả khảo sát năng lực đội ngũ giáo viên dạy học GDCD trên địa bàn
Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1/5 20% 1/5 20% 3/5 60% 0 0
(Nguồn: do phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cung cấp 7/2014)
Tuy nhiên, trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh cũng như bao giáo viên khác, các giáo viên nơi đây còn gặp không ít khó khăn, hạn chế đó là: hầu hết chưa được đào tạo cơ bản về nội dung kiến thức pháp luật, về phương pháp và các kỹ năng dạy học pháp luật. Trong quá trình tổ chức dạy học họ ít được tham gia các chương trình tập huấn hoặc theo học các khóa học về nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ về pháp lý và giáo dục pháp luật cho học sinh. Quá trình dạy học khi phát sinh những tình huống đòi hỏi cao ở sự tư vấn, trợ giúp từ giáo viên nhằm giúp học sinh có hướng giải quyết tích cực nhất thì đa số giáo viên nơi đây chưa đáp ứng được.
Trong dạy học, đa số giáo viên còn dạy học một chiều, chưa có các phương pháp và hình thức dạy học pháp luật phù hợp, còn nặng về truyền thụ tri thức mới, học sinh học tập còn thụ động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giáo viên dạy học pháp luật chưa hướng đến việc hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp của học sinh với pháp luật, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của HS đối với các quy định của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong HS.
Những kiến thức về pháp luật vốn khô khan, trừu tượng, cần những hình thức tuyên truyền sinh động, linh hoạt để người học dễ tiếp thu. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở đây còn đơn điệu, giáo viên ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Mặt khác,
một số giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân còn mặc cảm cho rằng: môn của mình không thi tốt nghiệp, thi đại học nên không cần phải dành quá nhiều thời gian cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đây chính là hạn chế lớn nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường phổ thông.
Qua phát phiếu thăm dò ý kiến của các giáo viên trên địa bàn chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Câu hỏi 1: Câu hỏi Mức độ Cần thiết Rất cần thiết Chưa cần thiết
Giáo dục pháp luật cho học sinh THPT là 0/5 5/5 0/5
Qua câu hỏi này cho thấy 100% ý kiến cho rằng, giáo dục pháp luật cho học sinh là hết sức cần thiết, điều đó chứng tỏ nhận thức của đội ngũ giáo viên đối với vấn đề giáo dục pháp luật cho học sinh đã được đề cao. Tuy nhiên, động lực để thúc đẩy các giáo viên tự giác, chủ động trong đầu tư thời gian, công sức cho dạy học, giáo dục pháp luật chưa được phát huy cao độ.
Câu hỏi 2: Câu hỏi Mức độ Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Rất ảnh hưởng
Nội dung, chương trình hiện nay ảnh
hưởng đến chất lượng việc GDPL 0/5 2/5 3/5
Với câu hỏi này có 3/5 ý kiến, chiếm tỉ lệ 60% cho rằng, chương trình giáo dục pháp luật hiện hành chưa phù hợp với việc giáo dục, ý thức, hành vi hằng ngày cho học sinh, nó đang là khó khăn, trở ngại đối với công GDPL hiện nay.
Câu hỏi 3:
Câu hỏi Mức độ
khó khăn khăn
Đồng chí đang gặp khó khăn về phương
pháp khi dạy học, GDPL 0/5 1/5 4/5
Có 4/5 ý kiến chiếm tỉ lệ 80% cho rằng, họ gặp khó khăn về mặt phương pháp khi GDPL cho học sinh, đặc biệt là khi sử dụng PPDH tích cực.
Câu hỏi 4: Câu hỏi Mức độ Đáp ứng tốt Đáp ứng trung bình Chưa đáp ứng được
Chương trình GDPL hiện nay đáp ứng được yêu cầu cho xã hội và lứa tuổi học sinh phổ thông
0/5 4/5 1/5
Với câu hỏi này tất cả giáo viên khi được hỏi đều cho rằng chương trình giáo dục pháp luật hiện hành mới chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu về GDPL của xã hội và lứa tuổi học sinh.
Câu hỏi 5: Câu hỏi Mức độ Rất coi trọng Như các môn khác Chưa được coi trọng
Môn GDCD trong nhà trường đã được
coi trọng như thế nào? 0/5 0/5 5/5
Ở câu hỏi này hầu hết giáo viên đều cho rằng môn GDCD ở các trường trên địa bàn chưa thực sự được nhà trường coi trọng, đây cũng là thực trạng chung của cả nước hiện nay.
Về hình thức giáo dục pháp luật, qua nghiên cứu công tác này trên địa bàn huyện Vũ Quang cũng như tìm hiểu ở nhiều trường học khác ở Hà Tĩnh chúng tôi nhận thấy GDPL còn tồn tại nhiều hạn chế như: các giáo viên đang tập trung nhiều vào hình thức dạy học thông qua môn GDCD lớp 12, thông qua nói chuyện chuyên đề trước toàn trường, hoặc trước một khối lớp với lượng học
sinh đông đảo; việc tổ chức các hội thi còn mang tính thời vụ, khi có phát động từ cấp trên, hoặc do Đoàn thanh niên phát động; tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa gặp phải hạn chế trong biên soạn kịch bản, dàn dựng; hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp còn hình thức, thiếu chiều sâu, không có giáo viên trực tiếp hướng dẫn; phương pháp nói chuyên chuyên đề của giáo viên chưa lôi cuốn, thiếu thuyết phục, thiếu trọng tâm, chưa phát huy được vai trò của các phương tiện truyền thông trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh..
Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của pháp luật, chưa chú trọng đến việc hướng học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng pháp luật vào để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, hoạt động dạy học pháp luật chưa gắn liền với kiểm tra, giám sát, đánh giá những biểu hiện thái độ, hành vi của học sinh.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hình thức khác chưa dựa trên kế hoạch thống nhất của chương trình chung do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành; chưa xây dựng được chương trình giáo dục pháp luật ngoại khóa phù hợp với trình độ giáo dục phổ thông.
Những hạn chế trên đã và đang làm cho chất lượng giáo dục pháp luật trong trường THPT chưa mang lại hiệu quả thực sự.
Về thực hiện nội dung chương trình, chương trình sách giáo khoa GDCD hiện hành, nội dung giáo dục pháp luật chủ yếu tập trung vào lớp 12, ở khối 10 và 11 nội dung chương trình cũng có đề cập đến GDPL, nhưng chủ yếu dưới dạng tích hợp, lồng ghép với một thời lượng rất ít. Nội dung chương trình GDPL ở lớp 12 chủ yếu tập trung về các quyền bình đẳng, các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân, không có nội dung nào hoặc có nhưng chủ yếu là giáo dục tích hợp về phòng, chống các tai, tệ nạn về giáo dục những hành vi, ứng xử đẹp trong đời sống thường ngày. Giáo dục tích hợp thời gian qua đang nằm trong