Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

- Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã xác định: “...Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật không ngừng được đổi mới,

nội dung đã bám sát và phục vụ kịp thời việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của mỗi bộ, ngành, địa phương; từng bước khắc phục được tính hình thức...”. Tuy nhiên, “...giáo dục pháp luật trong nhà trường chưa gắn nhiều với thực tiễn đời sống xã hội. Chương trình, giáo trình, sách giáo khoa dạy và học pháp luật chưa thực sự phù hợp. Đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy pháp luật, giáo dục công dân còn thiếu về số lượng, chưa được đào tào chuẩn về kiến thức pháp luật. Kinh phí phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đầu tư hợp lý..” [2; 4].

Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới là: “…Tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình, sách giáo khoa giảng dạy về pháp luật; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân trong tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, đáp ứng các nhu cầu dạy và học tập kiến thức pháp luật trong tất cả các trường trên phạm vi cả nước; đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học với nội dung, hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng” [2; 7].

- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII quy định:

Điều 3: “…Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học” [36; 4].

“Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống... Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến

thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật” (Điều 23) [36; 11];

Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ngày 07 tháng 3 năm 2014 về việc ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 của ngành giáo dục xác định nhiệm vụ của công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2014 là:

Nhiệm vụ chung

“1. Phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng cán bộ, nhà giáo, người học, người lao động thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Tập trung triển khai việc tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, Nghị quyết 29-NQ/TW; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 và các văn bản hướng dẫn.

2. Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”.

Nhiệm vụ của các sở Giáo dục và Đào tạo

“a) Tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, Nghị quyết 29-NQ/TW tới cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người học;

b) Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2013 -2016 ban hành kèm theo Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA của Trưởng ban Điều hành Đề án 1928;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức triển khai Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA; tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị;

d) Tiếp tục rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên môn Pháp luật, môn Giáo dục công dân. Phối hợp với ngành tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn Pháp luật, môn Giáo dục công dân, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chỉ đạo xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên website của các cơ sở giáo dục;

đ) Tổ chức hội thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân. Tăng cường chỉ đạo điểm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chỉ đạo triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục ngoại khóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chỉ đạo đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật;

e) Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học; sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong chương trình chính khóa và ngoại khóa” [8; 6].

Từ quan điểm trên chúng ta thấy Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho thanh niên, học sinh, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong việc bồi dưỡng, giáo dục người công dân tương lai đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng các mối quan hệ xã hội hài hòa, thân thiện và phát triển bền vững.

1.3. Đặc điểm của giáo dục pháp luật cho học sinhtrung học phổ thông trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vũ quang, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)