công tác quản lý nhằm chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Từ quan điểm đó chúng ta thấy, giáo dục pháp luật không chỉ nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật mà còn hình thành ý thức chấp hành pháp luật, biết sử dụng pháp luật trong mỗi học sinh. Kết quả cuối cùng của giáo dục pháp luật phải được thể hiện ở hành vi xử sự phù hợp với pháp luật của các HS. Giáo dục tri thức pháp luật, bồi dưỡng niềm tin pháp luật là tiền đề để giáo dục ý thức nhân cách rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, giáo dục pháp luật trong thời gian tới phải được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đó là:
* Đối với giáo viên:
Đối với giáo viên, cần có những nỗ lực trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Có những cách thức cụ thể trong việc làm "mềm" hoá nội dung GDPL vốn được xem là khô khan, trừu tượng này bằng những thí dụ sinh động, những hình thức, phương pháp và cách làm hay trong đời sống thực tế.
Chuyển đổi mạnh mẽ quan điểm đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh theo hướng truyền thụ tri thức như lâu nay sang giáo dục phẩm chất, năng lực tức là chuyển từ tuyên truyền, trình bày cặn kẽ nội dung các ngành luật cho học sinh sang giáo dục tri thức, tư tưởng, thái độ, hành vi và các năng lực thông qua tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hình thành hành vi tự giác, chủ động trong đánh giá hành vi của mình và của mọi người. Đó chính là quan điểm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học theo tinh thần Nghị quyết TW 8 (khoá XI). Có như thế chúng ta mới hi vọng hành vi vi phạm pháp luật trong học sinh sẽ ngày một ít đi, tính tự giác chấp hành pháp luật sẽ ngày một cao hơn.
Giáo dục pháp luật cho học sinh không phải là con đường tuyên truyền, phổ biến chung chung. Đó phải là sự vận động của tri thức thông qua hoạt động thực tiễn của HS, khi đó kiến thức pháp luật mới thực sự là kiến thức pháp luật trong hành động. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi con đường cơ bản, phương pháp cơ bản của việc giác ngộ lợi ích, giác ngộ về chính trị, trong đó có giá trị luật pháp, là con đường lôi cuốn nhân dân đông đảo tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tạo ra điều kiện tham gia thực tế của HS vào các quan hệ pháp luật, trở thành chủ thể thực tế của pháp luật vừa là thước đo, vừa là điều kiện để
nâng cao hiểu biết, khắc phục sự tha hoá về xã hội, tính thụ động và sự dè dặt đối với các quy định của pháp luật.
Giáo viên phải nhận thức được rằng, nếu như trước đây nội dung hướng vào cung cấp một khối lượng kiến thức nhất định thì ngày nay hướng vào dạy cách học, phương pháp tư duy. Kiến thức pháp luật có thể sẽ lạc hậu, nhưng cách học và phương pháp tư duy thì ít hoặc lâu bị lạc hậu. Dạy học hiện đại là dạy công cụ tìm kiếm kiến thức được hiểu theo nghĩa đó. Dạy cách học là hình thành kỹ năng thu thập, xử lý thông tin để phát hiện, giải quyết vấn đề. Công việc đó không ai khác ngoài GV và chỉ có GV mới đảm nhận được. Cho dù ngày nay hệ thống pháp luật được hoàn thiện phong phú, đa dạng, cùng với nó là sự bùng nổ công nghệ máy tính, truyền thông học sinh có thể thu nhận kiến thức từ nhiều kênh, nhiều nguồn, mọi nơi, mọi lúc thì GV vẫn có vai trò quyết định. Cung cấp tri thức pháp luật không còn là chứcnăng chính của hoạt động dạy, thay vào đó là tạo lập tình huống, nhiệm vụ, cách giải quyết, những tranh luận, kết luận trong xử lý được GV gia công sư phạm một cách công phu. Gia công sư phạm là một quá trình tuân thủ các quy luật tâm lý. Cho nên không công cụ nào làm thay GV được. Truyền kiến thức có sẵn cho học sinh ghi nhớ thì đơn giản hơn nhiều so với việc tổ chức HS thực hiện tìm tòi, khám phá, cùng với sự hỗ trợ các phương tiện như máy tính, ấn phẩm, các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn khác. Việc đổi mới phương pháp GDPL theo định hướng trên có tầm quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.
Phân tích trên để thấy dù thời đại nào thì câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" vẫn luôn luôn đúng. Tuy nhiên, đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên có những thay đổi theo xu hướng đổi mới giáo dục. Khi mục tiêu GDPL là phát triển hệ thống năng lực, phẩm chất trong đó năng lực tự học, tự hoàn thiện mình là cốt lõi thì GV không còn đóng vai trò chỉ là người truyền đạt tri thức mà phải chủ yếu là người tổ chức hoạt động tìm tòi tự lực chiếm lĩnh tri thức, là người kiểm tra, giám sát sự tiến bộ của HS để uốn nắn, giáo dục. Theo
đó, GV phải tự học, tự phát triển kỹ năng, nghiệp vụ thường xuyên mới đáp ứng được đổi mới giáo dục phổ thông. GV vừa là người tổ chức HS khám phá kiến thức, vừa là người kiểm tra, giám sát sự tiến bộ trong nhân cách nhưng đồng thời vừa là tấm gương, là đối tượng để học sinh học tập, noi theo.
Một số giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục pháp luật theo hướng này đó là:
- Cải tiến các phương pháp truyền thống
Các phương pháp dạy học, giáo dục truyền thống như thuyết trình, đàm thoại luyện tập, luôn là những phương pháp dạy học quan trọng. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học này trước hết GV cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp chẳng hạn kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt câu hỏi và xử lý các câu hỏi trong đàm thoại. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các PPDH truyền thống cần kết hợp các PPDH mới.
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Không có PPDH toàn năng nào phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi PPDH và hình thức dạy học có những ưu nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy, việc phối hợp sử dụng đa dạng các PPDH là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.
Tuy nhiên, chúng ta cần xác định những phương pháp dạy học phù hợp nhất với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Trong đó là các PPDH hiện đại (tích cực) vẫn chiếm nhiều hưu thế hơn. Một số PPDH hiện đại đang được khuyến khích sử dụng đó là:
Các năng lực có thể hình thành qua phương pháp này là năng lực giao tiếp, tăng cường sự tự tin cho học sinh, năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực sáng tạo, tự lực. Dạy học theo nhóm thường được sử dụng khi cho học sinh đi sâu luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc giải quyết những tình huống, câu chuyện pháp luật đặt ra.
+ Phương pháp động não
Thường được sử dụng trong dạy học khi giới thiệu về bài mới, một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đó. Phương pháp này góp phần rèn luyện năng lực tư duy độc lập, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp cho học sinh. GV thực hiện bằng cách, nêu câu hỏi, vấn đề, tình huống, trong đó có nhiều cách giải quyết, từ đó khích lệ học sinh suy nghĩ, phát biểu.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Phương pháp này nhằm phát huy năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi và năng lực tự học, tự nghiên cứu… Ví dụ, giáo viên sử dụng một câu chuyện pháp luật có thật hoặc câu chuyên được viết dựa trên những trường hợp xẩy ra trong cuộc sống để minh chứng cho một vấn đề hoặc một số vấn đề. Giáo viên cho học sinh đọc hoặc xem hoặc nghe về trường hợp điển hình sau đó suy nghĩ về nó. Sau đó GV yêu cầu học sinh viết ra giấy suy nghĩ của mình và thảo luận về trường hợp điển hình đó theo các câu hỏi và hướng dẫn của GV.
+ Phương pháp đóng vai và giải quyết tình huống
Phương pháp này hướng học sinh đến năng lực giải quyết vấn đề; ngăm lực diễn xuất trước tập thể; năng lực giao tiếp; năng lực tư duy sâu sắc một vấn đề bằng cách tập trung sâu vào giải quyết một vấn đề cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được.
Ngoài ra, GV còn có thể áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khác nhằm phát triển năng lực cho học sinh như:
Phương pháp trò chơi; Phương pháp dạy học theo dự án; Kỹ thuật khăn trải bàn; Kỹ thuật phòng tranh; Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy”; Kỹ thuật đặt câu hỏi v.v…
* Đối với cán bộ quản lý giáo dục
Đổi mới PPDH, GDPL trong nhà trường sẽ không trở thành phong trào tự giác đối với GV, thiếu thống nhất và mang lại hiệu quả thấp nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của Ban Giám hiệu, các Tổ chuyên môn. Bởi vì, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh khác với các môn học khác, đó là quá trình đi từ truyền thụ tri thức đến hình thành phẩm chất, năng lực của từng học sinh cụ thể. BGH nhà trường cần phải chỉ đạo thường xuyên các giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong trường xây dựng chương trình thống nhất và có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật. Thông qua các hình thức như: báo cáo chuyên đề, thi tìm hiểu pháp luật; lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin của nhà trường, phát hành các tài liệu, tờ rơi… nhằm cập nhật các kiến thức pháp luật mới. Chú trọng tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động mang tính thực hành gắn với các hoạt động kỷ niệm, ngày truyền thống, các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục; các hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn.
Điều quan trọng là Ban giám hiệu nhà trường không phải chỉ đạo theo hướng nhồi nhét quá nhiều kiến thức mà cần khơi dậy trong mỗi học sinh ngọn lửa trái tim, lòng nhân hậu và một sự tự ý thức chấp hành pháp luật bởi ngoài gia đình, nhà trường cũng là một trong những cái nôi đầu tiên hình thành nhân cách mỗi con người, để những vụ việc đau lòng không đáng có không còn xảy ra ở môi trường học đường…
Cần khắc phục tâm lý chung của xã hội cho rằng đây là môn học phụ, mang tính bổ trợ, kết quả học tập thế nào cũng không quan trọng. Nhất là tâm lý của các bậc phụ huynh có con đang là học sinh THPT. Ban Giám hiệu cần gắn kết chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội trong
việc giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm học tập, rèn luyện cho học sinh về những phẩm chất đạo đức, chuẩn mực ý thức của một công dân chân chính trong tương lai để họ xây dựng động cơ học tập môn GDCD một cách đúng đắn. Cùng với đó, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành trong việc biên soạn lại chương trình, sách giáo khoa để các kiến thức của môn học thực sự hữu dụng, không rơi vào khô khan, trừu tượng, mang tính chung chung, hình thức học cho đủ, cho có mà chưa thực sự chú ý tới hiệu quả của quá trình giáo dục.
Nhà trường cần kiện toàn lại Tổ Tư vấn, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng cơ chế, chính sách và quy chế hoạt động của tổ này, các GV tham gia vào Tổ Tư vấn, giáo dục pháp luật phải là những thành viên thực sự có năng lực trong nghiệp vụ tư vấn, giáo dục, họ cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ công tác để thực sự là niềm tin, là chỗ dựa cho các em học sinh giải bày, tâm sự và định hướng các em trong nhận thức và hành động tiếp theo của mình khi các em gặp bế tắc trong cuộc sống.
Tổ chức có quy mô, chất lượng “Tuần lễ sinh hoạt công dân - học sinh” vào đầu năm học. Ở đó các em sẽ được giáo dục và trải nghiệm về những quy định của pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân thực thụ, được tham gia vào rất nhiều hoạt động giáo dục và lao động khác do nhà trường và các giáo viên tổ chức. Chính những hoạt động thiết thực, sân chơi bổ ích như thế này là điều kiện tốt nhất để học sinh nhận thức về pháp luật và hình thành ý thức công dân.