cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũ Quang
2.2.3.1. Những thuận lợi trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũ Quang
Trong thời gian qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên. Trong ngành giáo dục, giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường phổ thông đang được coi trọng, nhiều văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước đã được triển khai thực hiện trong các nhà trường như: Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở GD-ĐT. Mặt khác, việc Nhà nước ta ban hành một hệ thống các văn bản về PBGDPL nhằm từng bước thể chế hóa đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây
dựng con người Việt Nam có đủ các phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những thuận lợi lớn cho các nhà trường đẩy mạnh giáo dục pháp luật cho học sinh.
Trên địa bàn huyện Vũ Quang, trong quá trình chỉ đạo thực tiễn công tác giáo dục pháp luật cho học sinh hiện nay ở các nhà trường luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành Giáo dục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và kịp thời; công tác xây dựng kế hoạch GDPL; công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDPL; công tác xây dựng các báo cáo định kỳ về GDPL lên cấp trên được chú trọng thường xuyên hơn, điều này đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật ở nơi đây, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế, xã hội trên địa bàn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó có quá trình di dời, tái định cư nhiều hộ dân ở vùng lòng hồ Thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đến nơi định cư mới. Điều này đã làm cho nhận thức của cán bộ, đảng viên, giáo viên trên địa bàn về vị trí, vai trò của giáo dục pháp luật đối với nhân dân nói chung và học sinh nói riêng được nâng lên, coi công tác giáo dục pháp luật vẫn là giải pháp cơ bản và hữu hiệu nhất nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay.
Mặt khác, trong những năm gần đây điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Vũ Quang có bước phát triển mới, hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc được phủ sóng rộng khắp, các phương tiện truyền thông về giáo dục pháp luật cho nhân dân được đầu tư, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, chính điều này đã giúp quá trình tiếp cận với các văn bản pháp luật trong nhân dân, học sinh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
2.2.3.2. Những khó khăn trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vũ Quang
Công tác giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, trong đó có học sinh THPT, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, đây là khâu đầu tiên rất quan trọng trong hoạt
động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng văn bản pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, với nội dung đa dạng, phong phú, điều chỉnh nhiều loại quan hệ của đời sống xã hội phục vụ tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thực tế đó đã làm cho hoạt động GDPL trong nhân dân nói chung và trong học sinh THPT ở Vũ Quang nói riêng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mới. Do công tác GDPL còn tồn tại những khó khăn, hạn chế sau:
Vũ Quang là một trong những huyện nghèo của cả nước, được hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Địa bàn dân cư rộng, 3/4 diện tích là rừng núi, nhân dân sống phân tán, trình độ dân trí thấp; quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của một huyện mới, việc thành lập các khu dân cư mới, quá trình giải tỏa, đền bù di dời nhân dân ra khỏi lòng hồ thủy lợi Ngành Trươi - Cẩm Trang trong thời gian qua làm phát sinh nhiều tiêu cực trong xã hội, tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, tệ nạn xã hội ngày một gia tăng; các hoạt động làm ăn phi pháp săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, gỗ lậu... diễn ra khá phổ biến, thanh niên trong độ tuổi học sinh bỏ học, thất học, không có việc làm chiếm số lượng lớn, điều này đã có những tác động không nhỏ đến việc hình thành ý thức tuân thủ pháp luật trong học sinh.
Mặc dù giáo dục pháp luật đã được đưa vào chương trình dạy học nhiều năm nay nhưng đến nay, việc dạy học pháp luật trong các trường học chưa thống nhất. Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân cập nhật chậm những thay đổi nội dung pháp luật của Nhà nước và chưa phù hợp với các vùng miền khác nhau, trang thiết bị, tài liệu, phương tiện phục vụ công tác GDPL còn thiếu nhiều.
Hoạt động GDPL cho học sinh tuy đa dạng, phong phú hơn trước nhưng thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa thường xuyên, chưa có tính hệ thống. Phương pháp phổ biến pháp luật thông qua ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp chậm đổi mới,
hoạt động còn tổ chức đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả còn thấp. Nội dung giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của pháp luật, chưa chú trọng đến việc hướng học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng pháp luật vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Hoạt động GDPL cho học sinh chưa dựa trên kế hoạch thống nhất theo chương trình chung do Bộ Giáo dục và Ðào tạo ban hành, chưa xây dựng được Chương trình giáo dục pháp luật ngoại khóa phù hợp với cấp học THPT và trình độ đào tạo.
Việc tổ chức GDPL thông qua ngoại khóa còn nhiều khó khăn, chưa có sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong hoạt động phổ biến pháp luật cho học sinh. Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động này còn hạn chế. Việc tổng kết, nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại các trường chưa được quan tâm đúng mức. Ý thức pháp luật của học sinh, tuy đã được nâng lên song vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung trong học sinh vẫn còn xảy ra. Hiểu biết pháp luật của học sinh trong cuộc sống vẫn còn hạn chế. Ngân sách dành cho công tác này còn khó khăn; nhiều trường học chưa bố trí kinh phí GDPL thành khoản riêng nên khó có thể chủ động trong tổ chức hoạt động GDPL. Hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật trong nhà trường còn thấp. Bên cạnh đó, hoạt động phối hợp GDPL trong nhà trường còn mang tính vụ việc, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên đồng bộ, thống nhất từ ngành, và Ban Giám hiệu các Nhà trường. Nhận thức về công tác này nói chung, việc dạy và học pháp luật nói riêng của một số học sinh chưa đúng mức, chưa đầu tư nhân lực, tài lực, thời gian thỏa đáng. Sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong trường học nhằm nâng cao chất lượng GDPL cho mọi đối tượng.
* Kết luận chương 2
Huyện miền núi, biên giới Vũ Quang, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa, giáo dục tiên tiến. Tuy nhiên, việc sớm xác định những nhiệm vụ cao cả là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, học sinh đáp ứng yêu cầu hình thành những phẩm chất năng lực tốt đẹp của người công dân tương lai phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng quê hương đất nước, góp phần làm hạn chế những tác động tiêu cực của thời kỳ mở cửa hội nhập và những hạn chế về nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận học sinh và nhân dân nơi đây thể hiện quyết tâm cao của của Đảng bộ và nhân dân nơi đây, trong đó có ngành Giáo dục và Đào tạo. Điều này đang tạo ra những động lực không nhỏ đến môi trường sống, học tập của các em, nhất là nhóm tuổi mới lớn, thích khẳng định mình, khi sự giáo dục của gia đình ngày một ít hơn, tác dụng thấp; khi điều kiện kinh tế gia đình của một số học sinh bỗng nhiên giàu lên, số tiền chi tiêu hằng ngày của các em cũng nhiều hơn, kéo theo đó là những tác động tiêu cực được đưa đến do một bộ phận công nhân các công trình xây dựng trên địa bàn như nạn bài bạc, mại dâm, trộm cắp... đang tác động hằng ngày lên tâm lý, nhận thức của các em, làm cho tình hình ngày một xấu đi.
Tuy nhiên, thực trạng công giáo dục pháp luật cho HS THPT trên địa bàn huyện Vũ Quang cũng như những hành vi vi phạm pháp luật ngày một nhiều hơn trong thời gian quan đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi đội ngũ GV GDCD nói riêng và các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nói chung cần phải cọi trọng. Công tác phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng trong giáo dục pháp luật, hình thành thái độ, hành vi hợp pháp cho các em, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3