Những tác động của phá sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)

Hiển nhiên không một doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh lại nghĩ đến việc phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó phá sản là một hiện tượng tất yếu trong hoạt động kinh doanh nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Phá sản là quá trình loại thải những doanh nghiệp yếu kém, không có khả năng thích nghi với điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Chính trong quá trình đó khẳng định được giá trị các doanh nghiệp tồn tại và tạo ra động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện để theo kịp sự thay đổi liên tục của nền kinh tế. Song không thể phủ nhận phá sản luôn kèm theo nó những hậu quả nặng nề.

Xét ở góc độ kinh tế, các doanh nghiệp hiện nay không hoạt động một cách độc lập, đơn lẻ mà luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế với các đơn vị đối tác, là một khâu liền mạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó khi một doanh nghiệp bị phá sản sẽ gây ra những tác động tiêu cực lan truyền đến các đối tác có liên quan là điều hoàn toàn không tránh khỏi. Đặc biệt là quy mô doanh nghiệp phá sản càng lớn, có càng nhiều các đối tác và có ảnh hưởng mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động của ngành nghề đó thì sự phá sản của nó có thể dẫn đến sự phá sản hàng loạt theo "hiệu ứng domino" - phá sản dây chuyền.

Xét ở góc độ xã hội, khi một doanh nghiệp phá sản đồng nghĩa với việc tạo ra một lượng người mất việc. Vì vậy tác động xã hội của phá sản phải nói đến chính là gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Quy mô lao động của doanh nghiệp càng lớn thì hậu quả để lại càng nặng nề hơn. Và chính tỷ lệ thất nghiệp này làm gia tăng sức ép về việc làm, sức ép lên ngân sách và làm phát sinh các tệ nạn xã hội.

32

Ngoài ra, khi phá sản lan truyền trên diện rộng nó dẫn đến khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Mất đi tính ổn định trong hoạt động kinh tế, gây mất lòng tin của nhà đầu tư, giảm đi tính hấp dẫn của môi trường đầu tư và hàng loạt các hệ luỵ khác

Xét ở góc độ chủ doanh nghiệp, phá sản gây ra sự kiệt quệ về mặt tài chính cho người chủ doanh nghiệp, gây ra những thiệt hại về mặt tài sản nghiêm trọng và tạo ra tâm lý tiêu cực. Trước những tác động mạnh mẽ khó lường đó của hiện tượng phá sản. Thì việc dự báo trước được nguy cơ phá sản một cách đáng tin cậy là cách phòng bị tốt nhất cho bản thân các doanh nghiệp và góp phần làm giảm rủi ro thiệt hại cho nền kinh tế.

2.2 Tổng quan về các nghiên cứu dự báo phá sản trên thế giới 2.2.1 Sự cần thiết của dự báo phá sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)