Các chỉ số phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32)

Một doanh nghiệp trước khi lâm vào tình trạng phá sản hầu hết đều có những vấn đề trong tình hình tài chính, sự mất cân đối trong cơ cấu các vấn đề về

22

thanh khoản hay khả năng sinh lời… Chính vì lẽ đó các chỉ số tài chính là một trong những thước đo quan trọng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp và cũng là một trong những cơ sở nền tảng cho việc dự báo những rủi ro trong tương lai. Nhóm các chỉ tiêu tài chính cơ bản chia thành 5 nhóm: Nhóm khả năng thanh khoản, nhóm cơ cấu tài chính, nhóm khả năng hoạt động, nhóm khả năng sinh lời và nhóm chỉ số thị trường. Mỗi nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp ở các khía cạnh khác nhau.

a. Nhóm khả năng thanh khoản

Nhóm khả năng thanh khoản phản ánh tình hình khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và đến hạn của doanh nghiệp. Được đại diện bởi các chỉ tiêu sau:

 Khả năng thanh khoản hiện thời

Khả năng thanh toán hiện thời phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp dựa trên toàn bộ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Công thức có dạng như sau: Trong đó: - TSNH: Tài sản ngắn hạn - NNH: Nợ ngắn hạn

Đối với chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời ngưỡng được chấp nhận là 1. Khi đó tài sản ngắn hạn có giá trị bằng với nợ ngắn hạn. Hay nói khác hơn toàn bộ giá trị nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán hiện thời <1 cho thấy nợ ngắn hạn không chỉ tài trợ cho tài sản ngắn hạn mà còn tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này gây ra rủi ro cho doanh nghiệp bởi lẽ các khoản nợ ngắn hạn luôn tạo ra áp lực chi trả trong ngắn hạn cho doanh nghiệp.

Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu trong những lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ thường có tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm

23

tỷ trọng lớn trong tổng tài sản do đó nhìn chung khả năng thanh toán hiện thời thường có giá trị khá cao.

 Khả năng thanh khoản nhanh

Trong khi khả năng thanh toán hiện thời đánh giá dựa trên toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp thì khả năng thanh toán nhanh loại trừ hàng tồn kho vốn được đánh giá là có tính thanh khoản kém. Công thức có dạng như sau: Trong đó: - TSNH: Tài sản ngắn hạn - HTK: Hàng tồn kho - NNH: Nợ ngắn hạn

 Khả năng thanh toán lãi vay

Trong đó:

- EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay - I: Lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay là chỉ tiêu đánh giá năng lực thanh toán các khoản lãi vay dựa trên Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Khi chỉ tiêu này bằng 1 cho thấy khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa đủ để thanh toán các khoản lãi vay chưa tính đến thanh toán các khoản nợ gốc và các nghĩa vụ tài chính phát sinh khác. Do đó ngưỡng 1 là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp về những khó khăn doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì cho thấy doanh nghiệp càng có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản có những chỉ tiêu khác cũng phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp như khả năng thanh toán bằng tiền, các tỷ số giữa dòng tiền so với nghĩa vụ nợ phát sinh, các tỷ số giữa vốn luân chuyển so với tài sản của doanh nghiệp…

24

b. Nhóm cơ cấu tài chính

Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính nhằm phản ánh sự phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính chịu tác động khá lớn bởi đặc điểm ngành và hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Hệ số nợ: Trong đó: - NPT: Nợ phải trả - TTS: Tổng tài sản

Chỉ số này cho biết tỷ lệ nợ chiếm bao nhiêu trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Ngưỡng thông thường cho tỷ lệ là 50% so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Hay nợ phải trả bằng vốn chủ sở hữu. Đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có hệ số nợ khác nhau. Song rõ ràng hệ số nợ càng lớn thì rủi ro của doanh nghiệp càng gia tăng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam do những khó khăn trong vấn đề tiếp cận thị trường vốn dài hạn cũng như vấn đề chi phí các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn. Điều này có thể tạo ra các áp lực chi trả cao đối với doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên điều đó tuỳ thuộc vào tính chất của các khoản vay ngắn hạn đến từ các khoản vay ngân hàng hay từ các khoản chiếm dụng vốn.

 Tỷ lệ tự tài trợ

Trong đó: VCSH: Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu khả năng tự tài trợ cho biết doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ lệ tự tài trợ càng cao thì khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên một tỷ lệ tự tài trợ quá cao lại không tận dụng được các ưu thế từ đòn bẩy tài chính do đó tỷ lệ tự tài trợ thường được chấp nhận ở mức khoảng 50% so với tổng tài sản. Tuy

25

nhiên trong một số ngành nghề đặc thù tỷ lệ vốn chủ sở hữu có thể chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản.  Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu Trong đó: - NPT: Nợ phải trả - VCSH: Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đánh giá tỷ lệ giữa tài trợ bằng nợ và tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tỷ số thường được đánh giá ở ngưỡng bằng 1. Khi đó tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là ngang nhau. Khi chỉ tiêu này > 1 cho thấy nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy rủi ro của doanh nghiệp cao do khi các nghĩa vụ phát sinh xảy ra vốn chủ sở hữu không đủ để thực thi các nghĩa vụ. Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam có cơ cấu nợ chiếm tỷ trọng lớn so với nợ

Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản trên, có những chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính khác như tỷ lệ các loại nợ so với tổng nợ, tổng tài sản. Ngoài ra trong một số trường hợp người ta có thể tính toán cơ cấu tài chính dựa trên giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.

c. Nhóm hiệu quả hoạt động

Trong khi những chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản hay cơ cấu tài chính cho thấy cách thức phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp thì nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động cho thấy khả năng sử dụng đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra doanh thu, hiệu quả trong việc quay vòng vốn và thu hồi các khoản phải thu…

 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Là chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hay khả năng tạo ra doanh thu từ toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện dưới dạng công thức:

26

Trong đó:

- DTT: Doanh thu thuần

- : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh cho thấy trong một kỳ phân tích vốn kinh doanh quay bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cũng được hiểu 1 đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng lớn thì cho thấy doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả và rủi ro phá sản được giảm thiểu.

 Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho cho thấy khả năng hàng tồn kho tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính toán cụ thể như sau:

Trong đó:

- DTT: Doanh thu thuần

- : Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho thấy trong kỳ hàng tồn kho quay được càng nhiều vòng và hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao. Vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc vào đặc điểm lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một số lĩnh vực sản xuất đòi hỏi việc lưu kho nhiều hàng hoá hay giá trị hàng tồn kho lớn cũng có ảnh hưởng làm giảm đi vòng quay hàng tồn kho, trong khi ở một số lĩnh vực kinh doanh khác như lĩnh vực dịch vụ giá trị hàng tồn kho rất nhỏ do đó tạo ra vòng quay hàng tồn kho lớn. Song nhìn chung vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì càng tốt.

27

 Vòng quay khoản phải thu

Trong khi hầu hết các chỉ tiêu vòng quay đều nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì vòng quay khoản phải thu đánh giá khả năng thu hồi các khoản bị chiếm dụng của doanh nghiệp được thể hiện qua công thức:

Trong đó:

- VQKPT: Vòng quay khoản phải thu - : Doanh thu bán chịu trong kỳ - : Khoản phải thu bình quân trong kỳ

Vòng quay khoản phải thu cho biết khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán. Một điểm lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này phải sử dụng doanh thu bán chịu trong kỳ để tính toán, tuy nhiên trong một số trường hợp không đủ dữ liệu về doanh thu bán chịu ta có thể sử dụng doanh thu thuần để thay thế.

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên hiệu quả sử dụng vốn còn được thể hiện trên nhiều chỉ tiêu như vòng quay vốn chủ sở hữu, tỷ lệ giữa doanh thu và dòng tiền, tỷ lệ giữa lợi nhuận giữ lại và doanh thu…

Nhìn chung đối với nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động không có một ngưỡng chung nào phản ánh tình trạng an toàn hay rủi ro của doanh nghiệp. Bởi lẽ với từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có giá trị trung bình phù hợp cho ngành nghề đó. Ngoài ra hiệu quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào hiệu suất chung của toàn nền kinh tế và nhiều yếu tố kinh tế xã hội khác. Đối với nhóm hiệu quả hoạt động đạt giá trị càng lớn thì cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và an toàn.

28

d. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời là một trong những thước đo quan trọng phản ánh khả năng làm ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông thường được đại diện bởi 3 chỉ tiêu cơ bản ROA, ROS, ROE.

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là chỉ tiêu phổ biến để phản ánh sức khoẻ của doanh nghiệp. Công thức như sau:

Trong đó:

- ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản - LNST: Lợi nhuận sau thuế

- TTS: Tổng tài sản

ROA cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này bị chi phối lớn bởi quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng tạo ra áp lực sinh lời cho doanh nghiệp.

 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận tính trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Công thức có dạng:

Trong đó:

- ROE: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - LNST: Lợi nhuận sau thuế

- VCSH: Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu ROE là chỉ tiêu thường được chủ sở hữu quan tâm bởi nó phản ánh hiệu quả trên vốn đầu tư của chủ sở hữu. Do đó ROE càng lớn cho thấy khoản lợi mà chủ sở hữu nhận được càng nhiều. Trong một số trường hợp không thể tính

29

toán theo các phương pháp khác thì ROE còn được xem như chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

 Lợi nhuận ròng biên (ROS)

Trong khi các chỉ tiêu khác đánh giá khả năng sinh lời trên đồng vốn thì lợi nhuận ròng biên đánh giá khả năng sinh lời trên doanh thu. Có công thức như sau:

Trong đó:

- ROS: Lợi nhuận ròng biên - LNST: Lợi nhuận sau thuế - DTT : Doanh thu thuần

ROS cho biết cứ 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, lợi nhuận ròng biên còn là một tiêu thức phản ánh khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Cũng tương tự với nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp có giá trị càng lớn thì càng tốt. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này mang giá trị <0 thì cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ và đang đối mặt với các vấn đề tài chính. Nếu tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp <0 liên tục trong nhiều năm là một trong những cơ sở dự báo phá sản cho doanh nghiệp đó.

Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản trên, khả năng sinh lời còn có thể được tính toán trên nhiều chỉ tiêu khác như khả năng sinh lời trên nợ phải trả, trên tài sản cố định, trên giá trị thị trường vốn chủ sở hữu… Ngoài việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế để phản ánh khả năng sinh lời người ta còn có thể sử dụng lợi nhuận trước thuế hay EBIT để đánh giá.

e. Nhóm chỉ số giá thị trường

Nhóm chỉ số giá trị trường là nhóm chỉ số thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư đối với nhóm doanh nghiệp niêm yết. Nhóm chỉ số giá thị trường phản ánh những kỳ vọng của thị trường đối với doanh nghiệp là cơ sở cho thấy đánh giá bên ngoài đối với bản thân doanh nghiệp đó.

30

 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Chỉ tiêu EPS được tính dựa vào công thức sau:

Trong đó:

- EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu - : Lãi chia cho cổ phiếu ưu đãi - LNST: Lợi nhuận sau thuế - SCP : Số cổ phiếu đang lưu hành

EPS cho nhà đầu tư biết được khoản lợi mà mỗi cổ phiếu có được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. EPS càng lớn càng cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khả quan. Khi EPS 0 cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang thua lỗ và cổ phiếu không ta ra thu nhập cho nhà đầu tư.

 Chỉ số giá thị trường P/E

Chỉ số P/E đánh giá chênh lệch giữa giá thị trường và thu nhập mỗi cổ phiếu nhận được. Với công thức cụ thể như sau :

Trong đó :

- P/E : Chỉ số giá thị trường - P : Thị giá của cổ phiếu

- EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Chỉ số P/E < 1 cho thấy giá của cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với thu nhập mà cổ phiếu mang lại. Ngược lại chỉ số P/E > 1 cho thấy nhà đầu tư trên thị trường đặt nhiều kỳ vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai. Điều này là cho giá cổ phiếu vượt hơn so với thu nhập kiếm được từ cổ phiếu đó.

31

Nhóm chỉ số giá thị trường tuy không phản ánh một cách cụ thể rủi ro phá sản của doanh nghiệp tuy nhiên nó phản ánh đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp đó. Chỉ số giá thị trường còn phản ánh quan điểm tích cực hay tiêu cực của những thông tin về tình hình của doanh nghiệp. Do đó có ảnh hưởng nhất định đến việc tạo ra tính ổn định cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32)