Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 109)

Dựa trên các dữ liệu từ mô hình được đề xuất, nhằm giải thiểu nguy cơ phá sản nhà quản trị cần quan tâm đến một số giải pháp gợi ý sau.

Tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một trong những đặc trưng của doanh nghiệp Việt Nam là tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Có trường hợp những doanh nghiệp hoàn toàn là tài sản ngắn hạn.Kết quả nghiên cứu lại cho thấy khi tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm quá lớn sẽ làm gia tăng rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Điều này cho thấy muốn doanh nghiệp giảm đi rủi ro cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải gia tăng hiệu quả trong sử dụng tài sản ngắn hạn. Muốn làm được điều này bản thân các doanh nghiệp cần xây dựng một cơ cấu tài sản ngắn hạn hợp lý cho tình hình doanh nghiệp ứng với đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tận dụng hiệu quả và cân đối hợp ký giữa lượng tiền nắm giữ, hàng tồn kho và khoản phải thu là hết sức cần thiết. Một doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt quá lớn sẽ là một sự lãng phí về nguồn lực trong giai đoạn mà chi phí sử dụng vốn trở nên đắc đỏ như hiện nay. Ngược lại một doanh nghiệp có tỷ trọng hàng tồn kho quá lớn lại có thể là dấu hiệu cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hoá có vấn đề và cũng có thể làm gia tăng các khoản chi phí lưu kho, bảo quản trong hoạt động. Như vậy một cơ cấu tài sản ngắn hạn

99

đảm bảo hiệu quả là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm để đảm bảo cho hoạt động của mình.

Xem xét cơ cấu tài trợ hợp lý đối với tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn luôn được xem là tài sản có tính thanh khoản nhanh và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy tài sản ngắn hạn là một trong những thước đo đánh giá khả năng chi trả và nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp. Mô hình cho thấy tỷ lệ vốn vay ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn càng lớn thì rủi ro càng cao vì nó chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nợ để đảm bảo cho nhu cầu vốn thường xuyên của doanh nghiệp. Việc sử dụng nguồn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn là chính sách mạo hiểm chính là nguồn gốc gây ra rủi ro phá sản cho doanh nghiệp. Điều này cũng đúng với thống kê mô tả được trình bày ở chương 4 ở hầu hết các doanh nghiệp huỷ niêm yết đều sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm với tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều lần tài sản ngắn hạn. Như vậy cho thấy các doanh nghiệp cần xem xét lựa chọn nguồn tài trợ hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp mình. Đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động và rủi ro như hiện nay.

Đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là phụ thuộc vào năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp biểu hiện bằng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ hoạt động. Kinh doanh có lời là tiền đề cơ bản để doanh nghiệp tiếp tục và mở rộng hoạt động. Kinh doanh thua lỗ là một trong những dấu hiệu cho thấy nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp thua lỗ không chỉ phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh có vấn đề mà nó còn cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường có vấn đề và nếu doanh nghiệp không cải thiện thì phá sản là không thể tránh khỏi. Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay thì các doanh nghiệp cần có chính sách phù hợp để duy trì hoạt động kinh doanh. Đảm bảo lợi nhuận, giảm

100

thiểu lỗ là việc làm cần thiết. Để có thể ổn định lợi nhuận thì doanh nghiệp cần chú trọng khâu quản lý chi phí sản phẩm.

Xem xét quyết định phân phối lợi nhuận

Một trong những quyết định được đánh giá có ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp là quyết định tỷ lệ phân phối lợi nhuận và lợi nhuận giữ lại. Một doanh nghiệp có giá trị lợi nhuận giữ lại càng lớn thì rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng được loại trừ. Bởi lẽ lợi nhuận giữ lại chính là khả năng tích luỹ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, là nguồn vốn quan trọng cho hoạt động tái đầu tư và tái đầu tư mở rộng cho doanh nghiệp đặc biệt trong những giai đoạn nguồn vốn trên thị trường khan hiếm lợi nhuận giữ lại giúp doanh nghiệp ổn định và đảm bảo được nhu cầu vốn. Do đó các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động cần cân nhắc lựa chọn chính sách phân phối lợi nhuận sao cho hợp lý. Đảm bảo được tính tự chủ của nguồn vốn trong ngắn cũng như dài hạn là việc làm tối cần thiết.

Chú trọng uy tín và thương hiệu

Một trong nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và nguy cơ phá sản phụ thuộc vào đánh giá thị trường đối với hình ảnh của doanh nghiệp. Kỳ vọng này được thể hiện thông qua sự thay đổi giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó trên thị trường. Điều này giải thích vì sao cổ phiếu các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu luôn có giá trị cao trên thị trường giao dịch và đó càng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp này hoạt động tốt hơn. Trong một nền kinh tế năng động vào hội nhập việc các thông tin lan truyền nhanh chóng để có thể đứng vững và phát triển bên cạnh việc chú trọng vào hiệu quả hoạt động thì các doanh nghiệp cần chủ động đảm bảo được nguồn thông tin nhằm gây dựng và ổn định uy tín cho đơn vị. Tạo dựng được lòng tin và uy tín trong mắt nhà đầu tư và chỗ đứng trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)