Các nghiên cứu về dự báo phá sản trên thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53)

Trong khi các nghiên cứu trên thế giới về phá sản khá đa dạng, tiếp cận nhiều khía cạnh thì ở Việt Nam đề tài về mô hình dự báo khả năng phá sản nhìn chung không nhiều chủ yếu là các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học. Các bài viết tập trung vào sử dụng mô hình dự báo để đánh giá một trường hợp riêng làm ví dụ.

43

Cụ thể như trong tạp chí Phát triển và hội nhập số 8 (18) Tháng 01-02/2013 có bài viết của. TS. Hay Sinh của ĐH Kinh tế TP.HCM về “Ước tính xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh nghiệp”. Bài viết chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ của việc ứng dụng mô hình Z” trong thẩm định giá trị doanh nghiệp. Với ví dụ tính toán đối với công ty CASUMINA bài viết đã cho thấy kết quả tương đồng giữa việc sử dụng mô hình Z” với phương pháp định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp APV - Phương pháp giá trị hiện tại có điều chỉnh.

 Xác định ngưỡng phá sản doanh nghiệp

Một trong những nghiên cứu khác có thể đề cập đến như đề tài Xác định ngưỡng phá sản của doanh nghiệp. Đề tài vận dụng mô hình của Takashi Shibata và Testuya Yamada năm 2009 để từ đó tiến hành đánh giá và tái cơ cấu lại những doanh nghiệp. Bài nghiên cứu tập trung vào đánh giá trường hợp của công ty bông Bạch Tuyết và đã cho thấy những chi phí có ảnh hưởng đến vấn đề thanh lý và phá sản trong doanh nghiệp như chi phí hoạt động, lãi suất cho vay, giá trị thanh lý. Trong đó chi phí hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu phá sản hay thanh lý của công ty bông Bạch Tuyết. Bài nghiên cứu đem lại những đóng góp tích cực trong việc ứng dụng mô hình của Takashi Shibata tuy nhiên phạm vi thì giới hạn trong một doanh nghiệp.

Có một số đề tài đã đi vào xây dựng mô hình nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi như trong bài viết nhan đề “ Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình Logistic” đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ ĐH Đà Nẵng, Số 2(43)/ 2011 của tác giả Hoàng Tùng đã xây dựng mô hình nhằm đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Với số biến đưa vào phân tích gồm 463 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mẫu chia thành 2 nhóm 93 công ty có rủi ro tín dụng và 370 công ty không có rủi ro và đã xây dựng một mô hình dự báo rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.

Trong công trình dự thi giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2012 cũng có đề tài nghiên cứu nhan đề “ Lập mô hình dự báo phá sản công ty phi tài chính Việt Nam”. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 48 công ty cổ phần bị

44

huỷ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và xây dựng mô hình 2 biến với khả năng với khả năng dự báo cho công ty không phá sản là 95,8% và với công ty phá sản là 79,2%.

Như vậy, nhìn chung các nghiên cứu trong nước chưa tập trung đánh giá mức độ dự báo của các mô hình sẵn có trên thế giới mà chủ yếu tập trung vào đánh giá rủi ro tín dụng của doanh nghiệp và vào các trường hợp cụ thể. Do đó chưa trả lời được câu hỏi những mô hình dự báo trên thế giới có khả năng dự báo được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp không? Mức độ chính xác này là bao nhiêu?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)