Thống kê mô tả các công ty tương đương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81)

Bảng 4.5. Thống kê mô tả các doanh nghiệp không phá sản giai đoạn 2008- 2013 Biến Gía trị Những năm trước phá sản Tổng thể 1 2 3 CATA Mean 0,594 0,580 0,601 0,593 SD 0,253 0,257 0,251 0,252 TL/METL Mean 0,629 0,595 0,542 0,589 SD 0,237 0,234 0,223 0,232 CLCA Mean 0,706 0,708 0,833 0,749 SD 0,549 0,521 0,986 0,714 REME Mean 0,048 0,006 0,143 0,065 SD 0,237 0,580 0,108 0,369 REFA Mean 0,213 0,482 0,524 0,406 SD 0,320 1,957 1,442 1,411

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Trong khi thống kê mô tả của nhóm doanh nghiệp phá sản cho thấy xu hướng biến động rõ rệt của các chỉ tiêu tài chính thì thống kê mô tả của nhóm

71

doanh nghiệp bình thường cho thấy được giá trị trung bình của các doanh nghiệp hoạt động bình thường trong ngành. Đây là cơ sở quan trọng để xác định nên các trọng số cũng như ngưỡng an toàn của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả thống kê mô tả trong bảng 4.6 ta thấy giá trị các biến đối với doanh nghiệp tương đương đều mang giá trị dương tuy nhiên có những chỉ tiêu đi theo xu hướng giảm dần qua các năm. Gắn với giai đoạn đưa vào khảo sát là từ năm 2008 – 2013 đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng. Đặc biệt các mẫu tập trung mạnh vào giai đoạn 2012, 2013 đây là giai đoạn các doanh nghiệp gánh chịu ảnh hưởng nặng nề từ hệ luỵ của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 do đó việc các chỉ tiêu này giảm là hoàn toàn phù hợp với tình hình.

Khi phân tích đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính nhìn chung hợp lý. Đối với tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản qua 3 năm không có biến động nhiều, cụ thể dao động quanh mức 58%- 60% tổng tài sản. Đây là mức tài sản ngắn hạn khá hợp lý đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với nhóm chỉ tiêu TL/METL cũng tăng qua các năm nhưng mức tăng nhẹ hơn so với nhóm doanh nghiệp phá sản. Việc gia tăng của tỷ số này cần liên hệ với tình hình thị trường chứng khoán giai đoạn xem xét. Vào thời điểm cuối 2008 giá các cổ phiếu trên thị trường vẫn duy trì ở mức khá cao. Tuy nhiên đến 2010-2012 giá các cổ phiếu chìm sâu có nhiều mã chứng khoán có thị giá giảm thấp hơn mệnh giá. Đây là khuynh hướng chung của toàn bộ thị trường mà các doanh nghiệp khoẻ mạnh không tránh khỏi. Do đó làm cho chỉ tiêu này tăng nhanh là phù hợp.

Đối với biến CLCA, xét tỷ trọng nợ ngắn hạn so với TSNH ta thấy có giá trị giảm nhẹ, từ 83,3% trong 3 năm trước phá sản xuống mức 70,6% đối với năm liền trước phá sản. Điều này cho thấy các doanh nghiệp giảm tỷ lệ tài trợ bằng nợ ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này hợp lý bởi lẽ giai đoạn 2008-2013 được đánh giá là giai đoạn khan hiếm nguồn vốn trên thị trường cho chính sách thắt chặt tín dụng cùng với lãi suất tăng cao khiến cho các doanh nghiệp dè dặt và thận trọng trong lựa chọn sử dụng các nguồn này.

72

Đối với hai chỉ tiêu REME và REFA có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm.. Như vậy tác động của cuộc khủng hoảng đã phản ánh tác động rõ rệt lên toàn bộ nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thì lợi nhuận giữ lại giảm sút là khó tránh khỏi. Tuy nhiên nhìn chung đối với nhóm doanh nghiệp khoẻ mạnh 2 chỉ tiêu này đều mang giá trị dương vẫn cho thấy những dấu hiệu khả quan tích cực hơn so với nhóm doanh nghiệp huỷ niêm yết

 So sánh giữa doanh nghiệp huỷ niêm yết và hoạt động bình thường

Dựa trên xem xét thống kê mô tả riêng biệt phản ánh phần nào những đặc trưng tồn tại ở các nhóm doanh nghiệp để làm rõ hơn ta đi vào so sánh chung về thống kê mô tả của hai nhóm doanh nghiệp thông qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. So sánh thống kê mô tả nhóm doanh nghiệp huỷ niêm yết và doanh nghiệp tương đương

DN HUỶ NIÊM YẾT DN TƯƠNG ĐƯƠNG

CATA

Giá trị 0,633

Xu hướng tăng nhanh qua các năm từ 58,4% lên 75,8%

Giá trị 0,593

Xu hướng giảm nhẹ qua các năm Cơ cấu hợp lý TL/METL Giá trị 0,734 độ biến động 0,702 Xu hướng tăng nhẹ Giá trị 0,589 độ biến động 0,232 Xu hướng tăng nhẹ CLCA Mang giá trị 1,508

Xu hướng giảm nhẹ qua các năm

Mang giá trị 0,749

Xu hướng giảm nhẹ qua các năm

REME

Mang giá trị -0,957

Xu hướng giảm nhanh qua các năm. -0,128 lên -2,4

Mang giá trị 0,065

Xu hướng tăng giảm không đều qua các năm

REFA

Mang giá trị âm -0,355

Xu hướng giảm dần qua các năm

Mang giá trị 0,406

73

Xét qua 3 năm giữa 2 nhóm doanh nghiệp huỷ niêm yết và nhóm doanh nghiệp tương đương cho thấy các doanh nghiệp khoẻ mạnh có chỉ tiêu tài chính tốt hơn so với doanh nghiệp huỷ niêm yết và trong một vài chỉ tiêu có khuynh hướng dịch chuyển ngược chiều nhau giữa 2 nhóm doanh nghiệp này.

Đối với nhóm phản ánh cơ cấu tài chính (CATA, TL/METL) cơ cấu của các doanh nghiệp khoẻ mạnh phản ánh tình hình tài chính lành mạnh hơn so với nhóm còn lại. Tài sản ngắn hạn đối với nhóm doanh nghiệp phá sản cao hơn so với nhóm doanh nghiệp khoẻ mạnh. Điều này cho thấy việc nắm giữ tài sản ngắn hạn quá nhiều cũng phản ánh tính thiếu bền vững trong cơ cấu tài sản. Trong đó đối với nhóm doanh nghiệp phá sản tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm đến 75,8% ở năm trước phá sản. Đối với biến TL/METL ở nhóm doanh nghiệp phá sản có giá trị trung bình cao hơn so với nhóm khoẻ mạnh (0,734>0,589) và cũng có độ biến động hơn so với nhóm khoẻ mạnh.

Đối với biến CLCA phản ánh nguy cơ vỡ nợ nhóm doanh nghiệp phá sản có giá trị trung bình 3 năm là 1,508 lớn hơn hẳn so với nhóm khoẻ mạnh có giá trị trung bình 0,749. Điều này cho thấy các doanh nghiệp phá sản chủ yếu đều sử dụng chính sách tài trợ mạo hiểm tức là sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn trong khi các doanh nghiệp khoẻ mạnh chủ yếu duy trì chính sách tài trợ bảo thủ. Đây chính là một trong những nguồn gốc phát sinh rủi ro cho các doanh nghiệp này.

Ngoài ra xét về mức độ biến động SD thì trong hầu hết các biến ở doanh nghiệp phá sản đều có độ lệch chuẩn SD lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp không phá sản. Điều này có thể dễ dàng giải thích được do tính bất thường và thiếu ổn định trong hoạt động của nhóm doanh nghiệp này qua các năm.

4.4 Các kiểm định thực hiện trong mô hình dự báo mới 4.4.1 Kiểm định mức ý nghĩa các biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)