So sánh hai mô hình xây dựng và O-Score

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 100)

Dựa trên mô hình đã xây dựng và mô hình O-Score đã được đề cập ở các chương trước ta tiến hành so sánh một số điểm đặc trưng của hai mô hình.

 Về biến sử dụng trong mô hình

Nhìn chung về các biến sử dụng trong mô hình chủ yếu là các chỉ tiêu lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp do đó việc thu thập không quá phức tạp. Trong đó nếu quan sát kỹ các biến ta có thể nhận thấy một số đặc trưng sau:

Đối với biến trong mô hình O-Score chỉ tiêu được sử dụng nhiều trong tính toán các biến gồm có 2 chỉ tiêu: Chỉ tiêu tổng tài sản (Xuất hiện trong các biến SIZE, TLTA, WCTA, OENEG, NITA); Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (Xuất hiện trong các biến INTWO, NITA, CHIN). Như vậy cho thấy chỉ tiêu tác động mạnh mẽ đối với nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 1970-1976 ở Mỹ là quy mô tài sản của doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế. Điều này hoàn toàn hợp

90

lý với kỳ vọng về lý thuyết và cũng chính là mục tiêu theo đuổi của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và mở rộng quy mô.

Đối với biến trong mô hình mới chỉ tiêu được sử dụng nhiều trong tính toán gồm có 2 chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn (Xuất hiện trong biến CATA, CLCA), giá trị thị trường VCSH (Xuất hiện trong biến TL/METL, REME), Chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại (Xuất hiện trong biến REME, REFA). Từ đó ta có thể thấy tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu chiếm vai trò rất quan trọng trong đánh giá rủi ro phá sản. Điều này xuất phát từ đặc trưng trong phân bổ nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam đó là các doanh nghiệp với nguồn vốn nhỏ do vậy tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định không cao, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực quay vòng vốn nhanh, tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Một tỷ lệ tài sản ngắn hạn hợp lý sẽ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều tài sản ngắn hạn cũng làm mất đi tính cân đối trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

Một trong những chỉ tiêu cũng có xuất hiện trong nhiều biến độc lập là lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại là một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình tái đầu tư. Do đó khi lợi nhuận giữ lại càng cao thì doanh nghiệp càng có nguồn lực cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Ngoài ra một doanh nghiệp có chính sách giữ lại lợi nhuận cũng cho thấy phần nào chiến lược đầu tư trong dài hạn của doanh nghiệp. Hơn nữa lợi nhuận giữ lại còn được xem là một chỉ tiêu phản ánh tình hình sinh lời của doanh nghiệp. Bởi lẽ doanh nghiệp có hoạt động sinh lời mới có thể trích lập nguồn giữ lại cho nhu cầu trong tương lai.

 Về nhóm biến

Xét về các biến sử dụng trong mô hình thì mô hình O-Score sử dụng nhiều hơn mô hình xây dựng 4 biến. Trong đó xét về nhóm biến ta thấy mô hình O-Score đã bao gồm các nhóm biến quy mô, nhóm cơ cấu tài chính, nhóm khả năng thanh khoản- nguy cơ vỡ nợ và nhóm sinh lời. Trong khi nhóm biến trong mô hình mới

91

tập trung trong 4 nhóm: cơ cấu tài chính, nhóm rủi ro vỡ nợ, khả năng thanh khoản và nhóm khả năng sinh lời. Để quan sát chi tiết ta nhìn vào bảng 5.1

Bảng 5.1. Số biến trong mô hình phân theo nhóm chỉ số tài chính

NHÓM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH O-SCORE MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT Quy mô 1 0

Cơ cấu tài chính 1 1

Rủi ro vỡ nợ 4 1

Thanh khoản 2 1

Sinh lời 1 2

Hiệu quả hoạt động 0 0

Tổng số biến 9 5

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Bảng 5.1 cho thấy số biến đại diện cho các nhóm được sử dụng trong mô hình. Đối với mô hình O-Score có sự xuất hiện của biến quy mô tài sản như một biến độc lập tác động đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu tập trung nhiều biến nhất trong mô hình của Ohlson là nhóm rủi ro vỡ nợ với 4 biến. Trong đó sử dụng hai biến giả là OENEG và INTWO. Điều này cho thấy trong mô hình O-Score nhóm chỉ tiêu vỡ nợ có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Trong đó chỉ có 1 biến phản ánh cơ cấu tài chính. Kết hợp với tình hình kinh tế giai đoạn 1970-1976 là giai đoạn kinh tế ổn định ta có thể nhận định được phần nào nguyên nhân phá sản đối với các doanh nghiệp thời kỳ là do sự mất cân đối trong sử dụng nguồn lực, cơ cấu tài trợ tài sản ngắn hạn có vấn đề và các vấn đề tài chính ngắn hạn. Ngoài ra không có biến nào phản ánh hiệu quả hoạt động được đưa vào mô hình của Ohlson.

Đối với mô hình mới xây dựng, mô hình không xem xét các biến quy mô vì tác giả lựa chọn quy mô dựa trên việc lấy mẫu theo phương pháp tương thích giữa

92

doanh nghiệp phá sản và doanh nghiệp khoẻ mạnh. Do đó không cần sử dụng biến quy mô trong mô hình. Ngoài ra mô hình sử dụng 1 biến trong nhóm cơ cấu tài chính, 2 biến trong nhóm khả năng sinh lời, 1 biến trong nhóm rủi ro vỡ nợ và 1 biến đại diện cho tính thanh khoản. Bởi lẽ việc xây dựng mô hình hoàn toàn dựa vào bộ mẫu thu thập do đó các biến cũng phản ánh đặc trưng trong mẫu do đó ta có thể kết luận phần nào nguyên nhân phá sản của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ này xuất phát từ cơ cấu tài chính các doanh nghiệp thiếu cân đối và đặc biệt là các doanh nghiệp gặp vấn đề trong khả năng sinh lời. Nhìn chung điều này hợp lý với các nhận định chung về mặt lý thuyết đã nêu ở chương 2.

 Về kỳ vọng dấu

Kỳ vọng dấu giúp đánh giá được kết quả mô hình trong thực nghiệm có phù hợp với các lý thuyết được đề cập trước đó hay không. Bên cạnh đó kỳ vọng dấu còn giúp người sử dụng đánh giá được các đặc trưng về dấu trong mô hình nghiên cứu. Về kỳ vọng dấu giữa lý thuyết và kết quả mô hình nhìn chung có một số điểm đáng lưu ý như sau:

Bảng 5.2. Kỳ vọng dấu lý thuyết và thực tế Biến Mô hình O-Score

Biến Mô hình đề xuất Kỳ vọng Thực tế Kỳ vọng Thực tế SIZE - - CATA +/- + TLTA + + TL/METL + - WCTA - - CLCA + + CLTA + + REME - - OENEG +/- - REFA - - NITA - - FUTL - - INTWO + - CHIN - -

93

Đối với mô hình O-Score, nhìn chung các biến có kỳ vọng dấu khá giống với lý thuyết. Riêng có biến INTWO có kỳ vọng dấu ngược so với kỳ vọng. Biến INTWO là biến giả trong đó INTWO có giá trị bằng 1 nếu lợi nhuận sau thuế âm liên tục 2 năm và ngược lại bằng 0. Như vậy khi INTWO = 1 thì về mặt lý thuyết sẽ làm cho rủi ro phá sản của doanh nghiệp tăng và ngược lại.

Đối với mô hình có một số điểm cần quan tâm đối với dấu giữa kỳ vọng và thực tế. Đầu tiên là biến CATAđược kỳ vọng dấu là dương hoặc âm. Về mặt lý thuyết tỷ lệ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn nó lại phản ánh sự mất cân đối trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Do đó kỳ vọng dấu về mặt lý thuyết của chỉ số này không rõ ràng. Trong đó kết quả chạy mô hình cho thấy tỷ lệ này đồng biến với nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Tức là tỷ lệ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản càng lớn thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp càng cao.

Các biến còn lại nhìn chung đều có dấu thực tế trong mô hình phù hợp với kỳ vọng dấu trước đó. Cụ thể biến CLCA đại diện cho tỷ trọng nợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng này > 1 sẽ cho thấy doanh nghiệp đi theo xu hướng tài trợ mạo hiểm và tỷ trọng càng cao thì rủi ro cho doanh nghiệp càng lớn. Nhìn chung hoàn toàn phù hợp giữa lý thuyết và thực tế. Còn đối với biến REME, REFA thì cho thấy khi giá trị càng lớn thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp càng giảm. Trong đó biến REMEphản ánh tỷ lệ lợi nhuận xét trên giá trị thị trường vốn chủ sở hữu trong khi biến REFA phản ánh tái đầu tư cho tài sản cố định. Và hai chỉ số này càng cao thì càng đảm cho an toàn tài chính của doanh nghiệp.

94

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình dự báo phá sản các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 100)