0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Biến trong kiểm định mô hình O-Score

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO PHÁ SẢN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

Dựa trên cơ sở nghiên cứu của Ohlson (1980) đã trình bày trong chương 2 ta thấy mô hình O-Score là một mô hình Binary Logistic trong đó hỗ trợ tính toán giá trị p là xác suất phá sản cụ thể như sau:

1

OS os OS

e

p

e

(1)

Biết e: Cơ số Logarit tự nhiên

OS: Hàm O-Score. Cụ thể hàm OS có dạng như sau:

OS = -1,32 – 0,407*SIZE + 6,03*TLTA– 1,43*WCTA + 0,757*CLCA – 2,37* OENEG – 1,83* NITA + 0,285*FUTL – 1,72* INTWO – 0,521*CHIN (2)

p

os: Xác suất phá sản doanh nghiệp dựa trên mô hình O-Score.

Trong đó, để tính toán xác suất phá sản một doanh nghiệp ta cần tiến hành tính toán giá trị của các biến thay thế vào phương trình (2) sau đó áp dụng vào công thức (1) để ra kết quả. Trong đó ta thấy mô hình Ohlson đề cập đến 9 biến độc lập sau: SIZE; TLTA; WCTA; CLCA; OENEG; NITA; FUTL; INTWO; CHIN.

52

 SIZE : Log(Tổng tài sản/chỉ số GNP14) – Log(Total assets/GNP price- level index)

Chỉ tiêu SIZE đo lường quy mô doanh nghiệp bằng cách sử dụng tổng tài sản điều chỉnh lạm phát. Một điểm đặc biệt đối với chỉ tiêu SIZE là việc điều chỉnh quy mô tổng tài sản dưới tác động của lạm phát. Trong phần lớn các nghiên cứu trước đây sử dụng biến quy mô doanh nghiệp thường chỉ sử dụng log(Tổng tài sản) tức là không xem xét tác động lạm phát. Việc so sánh quy mô doanh nghiệp với quy mô nền kinh tế giả định quy mô doanh nghiệp đặt trong mối liên hệ với quy mô nền kinh tế có ảnh hưởng đến nguy cớ phá sản của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì rủi ro phá sản đối với doanh nghiệp đó sẽ càng lớn. Và bởi lẽ quy mô của các doanh nghiệp có thể biến động lớn quanh giá trị trung bình ảnh hưởng đến kết quả dự báo, do đó để việc chạy mô hình được đảm bảo Ohlson chọn phương pháp logarit để làm “trơn” chuỗi dữ liệu.

 TLTA: Tổng nợ/ Tổng tài sản (Total Liabilities divided by Total Assets)

Chỉ tiêu TLTA phản ánh cơ cấu tài chính của một doanh nghiệp. Công ty càng sử dụng nhiều nợ thì rủi ro không trả được nợ càng cao. Ngoài ra cần chú ý đây là một chỉ tiêu phụ thuộc khá nhiều vào đặc thù ngành nghề hoạt động. Ở một số ngành nghề lĩnh vực tỷ lệ nợ/ tổng tài sản có thể chiếm tỷ trọng lớn như các ngành thương mại, dịch vụ. Trong khi ở một số ngành nghề thì chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

 WCTA: Vốn luân chuyển/Tổng tài sản (Working Capital divided by Total Assets)

Chỉ tiêu WCTA phản ánh khả năng thanh khoản. Trong đó vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn. Do đó chỉ tiêu WCTA phản ánh tỷ trọng của khoản tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn dài hạn so với tổng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao thì càng an toàn cho doanh nghiệp và ngược lại.

14

53

 CLCA: Nợ ngắn hạn/ Tài sản ngắn hạn (Current Liabilities divided by Current Assets)

Chỉ tiêu này cho biết nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ như thế nào so với tài sản ngắn hạn từ đó cho thấy được chính sách tài trợ mà doanh nghiệp lựa chọn là chính sách bảo thủ, mạo hiểm hay trung dung. CLCA cũng là một chỉ tiêu nhằm đo lường khả năng thanh khoản như CLCA. Trong đó nếu CLCA 1 thì nguy cơ phá sản của doanh nghiệp sẽ tăng và ngược lại.

 OENEG: Biến giả có giá trị 1 nếu tổng nợ> tổng tài sản ngược lại bằng 0. (One if total liabilities exceeds total assets, zero otherwise)

Trường hợp giá trị sổ sách mang giá trị âm là một trường hợp khá đặc biệt và hiếm gặp trong báo cáo tài chính các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ phải thực hiện lớn hơn tổng tài sản hiện có thì đây rõ ràng là một trong những dấu hiện cho thấy rủi ro chi trả của doanh nghiệp. Trong mô hình O- Score khi đưa biến giả OENEG, Ohlson muốn xem xét trường hợp một doanh nghiệp có tổng nợ > tổng tài sản tác động như thế nào đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.

 NITA: LNST/Tổng tài sản (Net income divided by Total Assets)

Chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời của tài sản được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu nhằm đánh giá về tình hình tài chính sinh lời của doanh nghiệp.Một công ty mà tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản càng cao thì nguy cơ phá sản càng thấp và ngược lại.

 FUTL: Dòng tiền hoạt động15/Tổng nợ (Funds provided by operations divided by Total Liabilities)

Chỉ tiêu FUTL được Ohlson sử dụng dựa trên nghiên cứu của Beaver (1966). Theo kết quả nghiên cứu Beaver đã chỉ ra rằng FUTL là chỉ tiêu có khả năng dự báo chính xác nhất trong 30 chỉ tiêu tài chính. Chỉ tiêu nhằm đo lường khả năng trả nợ của công ty tính riêng đối với khoản thực thu từ hoạt động của

15

54

doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu khá thận trọng. Nó loại ra việc đánh giá các dòng tiền tài chính và đầu tư. Nhằm đánh giá xác thực dòng tiền thực có từ hoạt động kinh doanh chính có đủ trang trải cho nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hay không. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng an toàn.

 INTWO: Bằng 1 nếu LNST< 0 trong 2 năm gần nhất, ngược lại bằng 0

Đây là biến giả nhằm đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu INTWO = 1 tức là doanh nghiệp kinh doanh lỗ liên tục 2 năm và điều này làm tăng nguy cơ phá sản của doanh nghiệp đó. Xét đến khái niệm phá sản theo Luật trong giai đoạn 1980 ở Mỹ quy định chủ yếu phá sản dựa trên khả năng trả các khoản nợ của doanh nghiệp đó. Ohlson cho rằng việc một doanh nghiệp lỗ liên tục trong 2 năm là một trong những nguyên nhân trực tiếp đưa doanh nghiệp đến phá sản. Việc đưa biến giả trong trường hợp này nhằm đánh giá tác động của hiện tượng này đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.

 CHIN: (NIt – NIt-1)/ (NIt + NIt-1) where NIt = Net Income for the most recent period

CHIN phản ánh sự thay đổi trong thu nhập trong 2 kỳ phân tích gần nhất. Nếu giá trị dương cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp đang tăng và góp phần làm giảm nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Như vậy chỉ tiêu này càng tăng cho thấy nguy cơ phá sản doanh nghiệp càng giảm vào ngược lại. Chỉ tiêu này được Ohlson sử dụng dựa trên tham khảo nghiên cứu của McKibben 1972.

Bảng kỳ vọng dấu các biến trong mô hình O-Score được trình bày cụ thể trong bảng 3.1. Dựa vào bảng kỳ vọng dấu ta cần lưu ý trong khi các nghiên cứu trước đây chủ yếu kỳ vọng dấu đối với tính an toàn của doanh nghiệp. Tức là kỳ vọng giá trị các biến đối với sự doanh nghiệp càng an toàn. Trong khi đó đối với nghiên cứu của Ohlson, ông kỳ vọng dấu đối với nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Do đó, khi đọc giả xem xét kỳ vọng dấu trong trường hợp này sẽ ngược dấu so với một số các nghiên cứu khác.

55

Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu các biến trong mô hình O-Score

KÝ HIỆU CÔNG THỨC KỲ VỌNG DẤU

SIZE 16 - TLTA + WCTA - CLCA + OENEG

Biến giả (có giá trị 1 nếu tổng nợ>

tổng tài sản ngược lại bằng 0). +/-

NITA - FUTL 17 - INTWO

(Bằng 1 nếu LNST< 0 trong 2 năm

gần nhất, ngược lại bằng 0) +

CHIN

-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO PHÁ SẢN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

×