Cải thiện chức năng kích thích, động viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kontum đến năm 2020 (Trang 86 - 87)

- Thăm dò ở các cấp phụ trách bộ phận chức năng.

3.2.4.3. Cải thiện chức năng kích thích, động viên

Thứ nhất là phải làm tốt công tác động viên con người để thúc đẩy họ làm việc. Tác động của động viên tùy thuộc vào sự khuyến khích bằng vật chất hay tinh thần đẻ kích thích nhân viên sử dụng hết những khả năng tiềm tang và cố gắng tối đa trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Để đạt đưuọc kết quả ở mức cao nhất, người lãnh đạo phải đảm bảo rằng nhân viên luôn ở trong trạng thái tích cực, được thỏa mãn từ những nhu cầu cá nhân ( như ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn, học tập nâng cao trình đọ…) đến những nhu cầu chung của tổ chức (như điều kiện làm việc, phúc lợi xã hội…)

Thứ hai là phải đảm bảo xây dựng môi trường làm việc thân thiên,, giàu tính cạnh tranh nhưng lành mạnh; nhân viên có tinh thần kỷ luật , đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; tuyêt đối tránh để xảy ra hiện tượng “bè cánh” trong cơ quann với mục đích tần bốc hay trù dập một cá nhân nào đó vì lợi ích riêng tư. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu công bằng và thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách về thi đua, khen thưởng.

Thứ ba là phải kịp thời biểu dương, nhân rộng điển hình các cá nhân có kết quả công tác tốt để họ được tự hào về thành tích của mình; tuyệt đối tránh thái độ chỉ trích gay gắt đối với những sai sót của nhân viên, mà thay vào đó là sự giúp đỡ, hướng dẫn họ cải hiện dần hiệu quả làm việc; thực hiện tốt kênh thông tin hai chiều giữa lãnh đạo và nhân viên nhằm đọng viên, khuyến khích nhân viên biểu lộ cảm xúc của mình, từ đó lãnh đạo có những điều chỉnh kịp thời trong hành vi tổ chức.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kontum đến năm 2020 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)