Côngtác thu hút và bố trí nguồnnhânlực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kontum đến năm 2020 (Trang 43)

Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc tại đơn vị. Tuy nhiên tại Sở NN&PTNT Kon Tum, công tác thu hút NNL chịu sự chi phối mạnh bởi mức biên chế, các văn

bản quy phạm pháp luật và định mức chi tiêu nội bộ (nguồn trả lương cho các lao động hợp đồng tại Sở).

Biên chế hành chính của Sở do UBND tỉnh quyết định giao trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao. Căn cứ biên chế được UBND tỉnh giao, Giám đốc Sở quyết định biên chế tại các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở dựa theo chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc của từng phòng ban, đơn vị. Việc bổ sung biên chế (nếu có) được thực hiện thông qua đợt thi tuyển công chức do Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum tổ chức theo định kì.

Về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác tuyển dụng cán bộ, có thể kể đến một số văn bản như sau:

- Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

- Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

- Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý biên chế công chức.

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

- Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11 tháng 4 năm 2001 của Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000.

- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng3 năm 2010 của Chính phủ.

- Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

- Hướng dẫn số 49/HD-SNV ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum thực hiện Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ công chức trong cơ quan hành chính, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc tỉnh Kon Tum.

Dựa trên định biên hàng năm, tình hình tài chính và quy định của các văn bản nêu trên, Sở NN&PTNT Kon Tum thỉnh thoảng cũng tiến hành thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự nhưng vẫn còn một số tồn tại sau đây:

Nguồn tuyển dụng

Theo quy định, Sở được phép tuyển dụng lao động từ hai nguồn bên trong và bên ngoài đơn vị. Nguồn tuyển dụng bên trong chủ yếu là việc thuyên chuyển công tác giữa các đơn vị trong cùng khối hành chính nhà nước (không tuyển nguồn lao động từ các đơn vị sự nghiệp) và CBCC được Sở Nội vụ tỉnh bố trí sau khi tổ chức đợt thi tuyển công chức hàng năm, Tuy nhiên, số lượng lao động này thường là cán bộ đang làm hợp đồng tại Sở, được Sở cử đi thi tuyển rồi tiếp tục nhận lại để bố trí công việc, rất ít trường hợp Sở tuyển dụng cán bộ hoàn toàn mới từ các đợt thi công chức này. Nguồn tuyển dụng bên ngoài là các ứng viên tự do đến nộp hồ sơ xin việc tại Văn phòng Sở. Tuy nhiên, số lượng này thường rất ít vì Sở hầu như chưa bao giờ đăng quảng cảo tuyển dụng trên các phương tiên thông tin đại chúng. Vì vậy, những người có nhu cầu tìm việc rất khó tiếp cận được thông tin tuyển dụng.

Tiêu chuẩn nhân viên

Kết cấu tiêu chuẩn nghiệp vụ CBCC hiện nay bao gồm ba phần chính là chức trách, hiểu biết và các yêu cầu trình độ, được xây dựng cụ thể trong các văn bản hành chính nhà nước theo từng ngạch công chức (bảng 2.6). Tuy nhiên, nó chỉ quy định một vài tiêu chí cơ bản như sự hiểu biết chung về đường lối, chính sách của ngành, đơn vị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật; trình độ tin học, ngoại

ngữ; sức khỏe… mà gần như bỏ qua các tiêu chí quan trọng như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, am hiểu ngành và lĩnh vực, sự nhiệt tình, đam mê công việc… Hầu như chưa có trường hợp nào bị sa thải trong thời gian làm việc do không đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Vì vậy, có thể nói tiêu chuẩn CBCC hiện nay của khối cơ quan hành chính nhà nước nói chung còn chưa đầy đủ, hoàn chỉnh và cụ thể.

Bảng 2.6: Tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các ngạch công chức

Ngạch Chuyên môn Ngoại ngữ Yêu cầu khác Số lượng (*) Chuyên viên cao cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kontum đến năm 2020 (Trang 43)