Cơ cấu theo trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kontum đến năm 2020 (Trang 39)

Trình độ đào tạo cũng là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng bố trí công việc, cũng như việc đánh giá chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ công chức (CBCC) tại Sở NN&PTNT Kon Tum.

>= 55 tuổi 7% Từ 45-54 tuổi 30% Từ 35-44 tuổi 28% Từ 25-34 tuổi 35%

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động năm 2012 theo trình độ đào tạo Nội dung Sau đại

học Đại học Trung cấp/ cao đẳng khác Cộng Số lượng (người) 9 29 2 5 45 Tỷ trọng (%) 20.0 64.44 4.44 11.11

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Văn phòng

Qua Bảng 2.5 tính đến năm 2012, Sở NN&PTNT kon Tum có 09 CBCC trình độ sau đại học, 29 CBCC trình độ đại học, 2 CBCC trình độ trung cấp, cao đẳng và 5 lao động không phân biệt trình độ bao gồm lái xe, nhân viên tạp vụ và bảo vệ.

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện qua biểu đồ 2.2: khối ngành kinh tế có 11 lao động, chiếm tỷ lệ 24,44 khối ngành thú y có 5 lao động, chiếm 11,11%; khối ngành thủy lợi có 5 lao động, chiếm 11,11%; khối ngành nông lâm có 18 lao động, chiếm 40%; ngành nuôi trồng thủy sản và ngành luật mỗi ngành có 1 lao động, mỗi ngành chiếm 2,22% và những lao động không phân biệt trình độ là 5 lao động, chiếm 11,11%.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Văn phòng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động năm 2012 theo trình độ đào tạo

Như vậy nguồn nhân lực hiện nay của Sở NN&PTNT Kon Tum cơ bản đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn theo qui định của nhà nước (cán bộ là chuyên viên đối với bậc đại học, sau đại học; cán bộ là cán sự đối với bậc cao đẳng và

kinh tế 25% thú y 11% thủy lợi 11% nông lâm 38% nuôi trồng thủy sản 2% luật 2% khác 11%

trung học chuyên nghiệp). Kết quả khảo sát cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo trình độ chuyên môn trong sự đánh giá về công tác quản trị NNL tại Sở NN&PTNT Kon Tum.

Tuy nhiên trong xu thế phát triển KT-XH như hiện nay, nguồn nhân lực tại Sở NN&PTNT Kon Tum vẫn còn một số tồn tại sau đây:

Một số cán bộ kỳ cựu trong thời kỳ trước chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn đã được tạo điều kiện chuẩn hóa kiến thức đại học dưới các hình thức chuyên tu, tại chức. Tuy nhiên với thực tế của các loại hình đào tạo vừa học vừa làm như hiện nay ở Việt Nam, bộ phận cán bộ này vẫn còn sự chênh lệch về trình độ so với những cán bộ là cử nhân, kỹ sư được đào tạo chính quy, bài bản. Điều này dẫn đến sự khó khăn trong công tác quản lý, điều hành và phối hợp công việc.

Trình độ ngoại ngữ và ngoại ngữ cũng là một rào cản lớn đối với hầu hết cán bộ công chức của Sở. Mặc dù theo thống kê, số lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu về mặt ngoại ngữ (trình độ B) và tin học (trình độ A) đều trên 90% nhưng qua thực tế công tác, số lượng cán bộ có thể sử dụng thành thạo tin học và tra cứu tài liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài đều rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kontum đến năm 2020 (Trang 39)