Chính sách thu nhập, động viên

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH TPHCM ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 92)

Cải thiện thu nhập của cán bộ, nhân viên thông qua việc góp vốn đầu tư

các dự án hiệu quả như: bất động sản, những dự án nào lớn thì Công Đoàn đại

diện đầu tư; Tận dụng tối đa các định mức chi phí cho phép như: chi phí công cụ, tài

sản, xăng dầu, chi phí tiếp khách…để trang bị điện thoại, máy vi tính cho các lãnhđạo; trích tối đa quỹ phúc lợi cho cán bộ và nhân viên như: đi du lịch t rong và ngoài nước, tập huấn ở nước ngoài thông qua các chương trình tài trợ của khách hàng. Trích quỹ khen thưởng, phần thưởng riêng của Ban Giám Đốc thưởng thêm cho những người

giỏi mà không có khung khen thưởng.

Hội đồng thi đua - khen thưởng nên thống nhất các tiêu chí thi đua trên cơ sở: ưu tiên cho khối kinh doanh – ngoài các khoản lương thưởng theo qui định thì các nhân viên kinh doanh phải được hưởng theo năng suất, hiệu quả kinh doanh; còn các phòng hỗ trợ thì phòng nào có tham giađạt được các ch ỉ tiêu kinh doanh thìđược hưởng theo hiệu quả kinh doanh, phòng nào chỉ hỗ trợ theo nhiệm vụ phân công thì chỉ hưởng theo đúng qui định của chế độ.

Chú trọng công tác quy hoạch và bổ nhiệm, kết nạp Đảng kịp thời để làm động lực phát huy hết khả năng của từng nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho LVB HCM; Lãnh đạo phòng cần phải nắm được trình độ và năng lực của từng nhân viên để có sự phân công lao động hợp lý giữa các bộ phận; Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động của từng bộ phận từ đó có thể bố trí lại hoặc luân chuyển nhân

viên đến vị trí thích hợp hơn, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tinh thần sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3.7 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược kinh doanh của LVB HCM

3.7.1 Giải phápvề công nghệ:

LVB HCM đã xây dựng hoàn thành chiến lược phát triển CNTT đến năm 2020, theo đó LV tập trung nhân lực để thực hiện dự án: nâng cao tính bảo mật, an toàn hệ thống, tăng tính dự phòng, đào tạo nâng cao trìnhđộ quản lý, khai thác ứng dụng của ngân hàng hiện đại; phát triển sản phẩm dịch vụ và các kênh phân phối của ngân hàng. LVB HCM cũng phải thực hiện các nhiệm vụ trên.

Ngoài ra, Chi nhánh cần giải quyết một số tồn tại như: phần hệ thống (phần mềm, phần cứng) và phần nhân sự công nghệ thông tin.

3.7.1.1 Phần hệ thống

a) Phần mềm:

Sang năm 2012 chi nhánh sẽ triển khai và áp dụng hệ thống phần mềm công nghệ mới I-fex corebanking. Tuy nhiên, LVB HCM cần đảm bảo tính bảo mật vì hiện nay tính an toàn của phòng máy vàđường truyền của chi nhánh thấp, d ễ bị xâm nhập. Do vậy hệ thống cần đảm bảo tính bảo mật cao hơn về đường truyền dữ liệu, chú trọng thực hiện các giải pháp an ninh mạng triệt để hơn như: phòng máy phải có camera theo dõi 24/24 giờ.

b) Phần cứng:

Việc mua sắm máy vi tính mới, các thiết bị khác phải trình LVB TW phê duyệt mới được trang bị: điều này làmảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc, và hìnhảnh của chi nhánh. Để khắc phục tồn tại này chi nhánh nên chủ động từ chi phí đến kế hoạch trang bị máy móc hàng năm, có thể tạm ứng mua trư ớc, hoặc trích các quỹ của chi nhánh để trang bị ngay máy mới.

Bên cạnh đó cần kiến nghị LVB TW cho chi nhánh tự trang bị máy móc theo nhu cầu vì đây để chậm trễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giao dịch khách hàng và uy tín của hệ thốngLVB.

3.7.1.2 Nhân sự công nghệ thông tin:

- Về số lượng: hiện nay chi nhánh có 4 cán bộ công nghệ không đáp ứng kịp thời cho hoạt của chi nhánh: LVB HCM cần tuyển thêm khoảng 2 người. Về chất lượng: chưa có định kỳ kiểm tra, sát hạch, cũng như chưa có cơ chế cho nghỉ việc. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của các cán bộ này chi nhánh nên có cơ chế sát hạch định kỳ 6 tháng, năm.

- Chi nhánh thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên điện toán theo học các khóa học cần thiết cho công việc cũng như điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin lĩnh vực tà i chính ngân hàng; có chế độ lương thưởng đặc biệt như: trích các quỹ khen thưởng của Ban Giám đốc, các nguồn nghiên cứu khoa học, thường xuyên cho

đi nước ngoài tập huấn, du lịch, nghỉ mát.

3.7.2 Xây dựng văn hóa tổ chức:

Hệ thống LV đã nhận thức được tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nên đã xây dựng 2 bộ qui chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và bộ quy tắc ứng xử. Tuy nhiên chỉ mới ở giai đoạn đầu đi vào thực hiện theo quy chuẩn, vì vậy LVB HCM cần phải thành lập tổ triển khai văn hóa doanh nghiệp để đi vào từng phòng, ban, tổ, vào từng hoạt động của cán bộ nhân viên. Định kỳ 6 tháng tổ chức thi trong chi nhánh và có cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Nội dung của tổ triển khai như sau:

- Hướng dẫn mọi người lấy khách hàng làm trung tâm tro ng mọi hoạt động của LVB HCM, mọi người hoạt động chuyên nghiệp, xử lý công việc nhanh chóng, có hiệu quả để đáp ứng tốt nhất từng nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo tính thống nhất về văn hóa làm việc củaLVBở từng cấp và toàn chi nhánh.

- Từng bước tạo lập văn hóa ngân hàng thân thiện, phong cách làm việc năng động, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau, tạo ra môi trường làm việc thân thiện, mọi nhân viên đều phát huy hết khả năng của mình.

3.8. Kiến Nghị

3.8.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam:

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nợ xấu và chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng; kiểm soát để tỷ lệ và mức cho vay tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, bất động sản, chứng khoán giảm so với hiện nay; tập trung vốn cho vay lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, sản xuất những sản phẩm thiết yếu với đời sống nhân dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ.

- Ngân hàng Nhà nước cần xem xét kỹ điều kiện cần và đủ để được cấp phép thành lập ngân hàng thương mại mới.

-Thực hiện các biện pháp đồng bộ, có hiệu quả để kiểm soát thị trường ngoại tệ và thị trường vàng. Có giải pháp phù hợp để quản lý, kiểm soát được luân chuyển vốn, tín dụng giữa các thị trường này. Xây dựng, hoàn thiện quy định quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng nâng cao vai trò quản lý nhà nước, kiểm soát chặt chẽ và lưu thông vàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.8.2 Đối với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam:

Những năm gần đây, Hiệp hội Ngân hàng (HHNH) là một tổ chức với vai trò là cầu nối giữa các cơ quan nhà nước và các ngân hàng hội viên. Trong giai đoạn 2012 – 2020, HHNH cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như sau: HHNH đã làmđầu mối tổ chức, liên kết với các ngân hàng hội viên trong việc điều chỉnh mức lãi suất huy động tiền gửi thống nhất, đảm bảo mặt bằng chung của lãi suất sát với thực tế thị trường. Tích cực hỗ trợ về mặt pháp lý và nghiệp vụ cho hội viên.

3.8.3 Đối với Công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Hiện nay, hạn mức số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi của một người gửi tiền tối đa là 50 triệu đồng, áp dụng từ năm 2005: Hạn mức này không

còn phù hợp, do đó nó không bảo vệ tốt quyền lợi cũng như khuyến khích người gửi tiền, vì tỷ lệ lạm phát tích lũy từ năm 2005 đến năm 2010 là 50%. Đề xuất đối với công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam:

- Công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nên nâng mức bồi thường lên mức khoảng 100 triệu đồng mới hợp lý. Ngoài ra Công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tính mức phí bảo hiểm tiền gửi phù hợp với thực tế, đồng thời quy định rõ thẩm quyền điều chỉnh hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong một số trường hợp đặc biệt, như lạm phát trong thời gian dài, GDP tăng cao, khủng hoảng kinh tế. Thời gian chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành là 60 ngày, là dài so với thông lệ quốc tế. Đề xuất DIV tính toán lại

thời gian chi trả ngắn hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài và các yếu tố môi trường bên trong của LVB HCM, chương 3 đã xây dựng được một số chiến lược phát triển đến năm 2020. Các chiến lược được xây dựng nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy thế mạnh nhằm tận dụng cơ hội, tránh những mối đe dọa từ môi trường kinh doanh. Để thực hiện được các chiến lược, luận văn cũng đãđưa một số giải pháp chính và các giải pháp hỗ trợ để thực hiện. Tuy nhiên để chiến lược thành công phải đòi hỏi sự cố gắng của toàn thể cán bộ và nhân viên chi nhánh, ngoài ra nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN, HHNH và LVB TW. Qua đó, tác giả cũng đãđề xuất một số kiến nghị đến NHNN, HHNH và DIV nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chi nhánh hoàn thành chiến lược kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Thông qua việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh, các yếu tố tác động đến chiến lược của một tổ chức, cùng với các mô hình phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT, ma trận QSPM: luận văn đãứng dụng vào việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm2020 cho LVB HCM.

Về phương diện thực tiễn, luận văn đã phân tích các mặt hoạt động của LVB HCM, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của LVB HCM, phân tích các đối thủ chính, các điểm mạnh điểm yếu, các cơ hội cùng những nguy cơ để xác định vị thế cạnh tranh và các chiến lược cạnh tranh mà LVB HCM có thể tiến hành để đạt được mục tiêu đến năm 2020.

Các chiến lược kinh doanh được lựa chọn tương đối phù hợp với hiện trạng và vị thế cạnh tranh của LVB HCM. Các chiến lược này được đề xuất thông qua quá trình nghiên cứu, phân tích dữ liệu từ các nguồn tài liệu sơ cấp, nguồn điều tra khảo sát riêng của người viết, tham khảo ý kiến các chuyên gia ngân hàng, và các kỹ thuật xây dựng chiến lược kinh doanh.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đãđề xuất một số các giải pháp để thực hiện chiến lược cạnh tranh. Các giải pháp này sẽ góp phần cải thiện, tăng cường hiệu quả hoạt động, các lợi thế cạnh tranh c ủaLVB HCM.

Với thời gian nghiên cứu có hạn mà phạm vi kiến thức khá rộng lớn, đề tài chắc không tránh khỏi một số quan điểm chủ quan. Tác giả rất vui mừng khi đón nhận được sự đóng góp và phê bình mang tínhđóng góp để hoàn thiện những hạn chế của đề tài .

2- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Lào Việt - HCM qua các năm 2008, 2009, 2010, 2011.

3- Chandler, Alfred, Startegy and Structure, Cambridge, Massacchusettes, MIT Press, 1962.

4- Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê.

5- Hồ Tiến Dũng (2007), Quản trị sản xuất - điều hành, NXB thống kê.

6- Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và chính

sách kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, TP.HCM.

7- Nguyễn Trọng Nghĩa (2006), Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc

tế, Trung tâm đào tạo Hiệp hội ngân hàng, Hà Nội.

8- Michael E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học – Kỹ thuật.

9- Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020.kê

10-Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt (2011), Quản trị chiến lược, NXB

Tổng hợp.

11- Niên giám thống kê 2006-2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12-Chỉ số lạm phát các nước 2007-2011:

Nhằm nghiên cứu chiến lược phát triển ngân hàng trong thời kỳ hội

nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi tiến hành ghi nhận ý kiến tham gia đóng góp

của anh/chị để có thêm thông tin trong phân tích của mình. Chúng tôi xin

chân thành cảm ơn về sự hợp tác của anh/chị và cam kết tất cả những thông

tin dưới đây chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Thông tin người tham gia ý kiến:

Họ và tên: ………

Nghề nghiệp:………...

I. Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ quan trọng

của các yếu tố sau trong hoạt động của LVB HCM (vui lòng đánh dấu (x)

vào các ô trống theo nguyên tắc: 1 – Không quan trọng; 2 – hơi quan trọng;

3– Quan trọng; 4 – khá quan trọng; 5 – rất quan trọng).

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 1 2 3 4 5

1 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

2 Cơ sở vật chất

3 Năng lực quản lý điều hành 4 Thái độ phục vụ của nhân viên 5 Thương hiệu

6 Công nghệ hiện đại

7 Sử dụng và tuyển dụng nhân lực

8 Thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ

9 Hoạt động Marketing

điểm yếu lớn nhất; 2- điểm yếu nhỏ nhất; 3 - điểm mạnh nhỏ nhất; 4 - điểm mạnh lớn nhất). 1/ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 1 2 3 4 2/ Cơ sở vật chất 1 2 3 4

3/ Nănglực quản lý điều hành

1 2 3 4

4/ Thái độ phục vụ nhiệt tình

1 2 3 4

5/ Thương hiệu

1 2 3 4

6/ Công nghệ hiện đại

1 2 3 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7/ Sử dụng và tuyển dụng nhân lực

1 2 3 4

8/ Thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ

1 2 3 4

9/ Hoạt động Maketing

1 2 3 4

10/ Mạng lưới phân phối

1 2 3 4

Nhằm nghiên cứu chiến lược phát triển ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi tiến hành ghi nhận ý kiến tham gia đóng góp

của anh/chị để có thêm thông tin trong phân tích của mình. Chúng tôi xin

chân thành cảm ơn về sự hợp tác của anh/chị và cam kết tất cả những thông

tin dưới đây chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Thông tin người tham gia ý kiến:

Họ và tên: ……….

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ………

I. Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ quan trọng

của các yếu tố bên ngoài trong hoạt đ ộng của LVB HCM (vui lòngđánh dấu

(x) vào các ô trống theo nguyên tắc: 1–Không quan trọng; 2–hơi quan trọng;

3–Quan trọng; 4–khá quan trọng; 5– rất quan trọng).

Stt CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 1 2 3 4 5

1 Tốc độ tăng trưởng GDP ổn định

2 Kim ngạch xuất nhập khẩu

3 Điều kiện tự đổi mới

4 Nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng

5 Sự phát triển của khoa học công nghệ

6 Môi trường chính trị ổn định

7 Lạm phát tăng, xu hướng lãi suất, tỷ giá hối

đoái không ổn định

8 Hành lang pháp lý ngân hàng chưa đầy đủ

9 Hệ thống ngân hàng quá nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trung bình; 3-phản ứng trên trung bình; 4-phản ứng tốt).

1/ Tốc độ tăng trưởng GDP

1 2 3 4

2/ Kim ngạch xuất nhập khẩu

1 2 3 4

3/ Điều kiện tự đổi mới

1 2 3 4

4/ Nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng

1 2 3 4

5/ Sự phát triển của khoa học công nghệ

1 2 3 4

6/ Môi trường chính trị ổn định

1 2 3 4

7/ Lạm phát tăng, xu hướng lãi suất, tỷ giá hối đoái không ổn định

1 2 3 4

8/ Hành lang pháp lý ngân hàng chưa đầy đủ

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH TPHCM ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 92)