Môi trường văn hoá, xã hội

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH TPHCM ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 52)

Quy mô dân số cả nước năm 2011 ước tính 87.840 nghìn người, tăng 1,04% so với năm 2010, Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng gia tăng dân thành thị do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây rất nhanh.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu dân thành thị tăng đều qua các năm. Nếu như trong năm 2007dân thành thị chỉ chiếm 28,2% tổng số dân cả nước, đến năm 2011 tăng đến 30,06%. Dự báo dân số vào năm 2020 khoảng 90,000 nghìn người, trong đó tỷ lệ dân thành thị chiếm khoảng 35%-40%.

Bảng 2.5: Quy mô dân số và cơ cấu dân số

Đơn vị : nghìn người

Năm Tổng số dân (nghìn người)

Tốc độ tăng (%)

Cơ cấu dân thành thị (%)

Cơ cấu dân nông thôn (%) 2007 84.218 1,08 28,20 71,80 2008 85.118 0,92 28,99 71,01 2009 86.025 0,79 29,74 70,26 2010 86.927 1,00 30,17 69,83 2011 87.840 1,04 30,60 69,40 Dự tính 2020 96.498 1,05 38,04 61,96

(Nguồn: Dân số và lao động – Niên giám thống kê 2007 -2011)

Nhận xét: Quy mô dân số và cơ cấu dân số có ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Việt Nam là nước đang phát triển, người dân

vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt làở nông thôn. Chính vì thế khi quy mô dân số tăng và cơ cấu dân số dịch chuyển theo hướng gia tăng dân thành thị sẽ làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàn g cũng tăng theo.

b) Thu nhập của người dân:

Thu nhập bình quânđầu người của Việt Nam tăng lên, mức sống tăng nên người dân có tích luỹ; sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư các khoản thu nhập của mìnhđể sinh lời, cũng như nhu cầu vay để tiêu dùng trước. Tất cả h ọ phải tìmđến thị trường dịch vụ tài chính từ tư vấn đến kênh đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, đầu tư hộ, môi giới, quản lý ngân quỹ, bảo hiểm… Từ đó nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tăng mạnh. Những năm gần đây, sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của nước ta làm cho GDP bình quânđầu người và GDP bình quân một lao động hàng năm tăng liên tục. Cụ thể năm 2007, GDP/người ước tính khoảng 843 USD, đến năm 2011 là 1300 USD. Việc GDP/người và GDP/lao động tăng là một trong những chỉ báo quan trọng phản ánh mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao. Khi đời sống xã hội được nâng cao sẽ tạo điều kiện phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng.

c)Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán:

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân tuy có cải thiện nhưng chưa nhiều.

Tổng phương tiện thanh toán đến 31/12/2010 tăng 25,3% so với cuối năm 2009, dự kiến tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 15-16%. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của cả nước giảm liên tục từ mức 23,7% năm 2001 xuống 14,6% năm 2008 và năm 2009 vẫn duy trì được xu hướng tích cực này. Theo đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006– 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam đãđược Thủ tướng phê duyệt: tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2020 khoảng 15%. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, cuối năm 2010, số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả

nước đạt khoảng 28,5 triệu thẻ (trong đó có khoảng 400.000 thẻ tín dụng quốc tế), hơn 11.000 ATM và gần 50.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt.

Nhận xét: Nhìn chung xu hướng sử dụng tiền mặt đã giảm xuống và thị trường còn rất lớn nên hoạt động ngân hàng còn rất tiềm năng phát triển.

d) Giáo dục và đào tạo:

Bên cạnh đó, ngành giáo dục và đào tạo cũng phát triển mạnh. Ngoài hệ thống các trường công lập, hệ thống các trường dân lập ngày càng nhiều, hiện ở các trường hầu như đều có các ngành đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng. Hiệp hội ngân hàng và Trung tâm đào tạo ngân hàng cũng thường xuyên mở các khóa huấn luyện nhằm giúp cho các nhân viên của các ngân hàng thương mại cập nhật kiến thức thường xuyên.

2.2.1.3Môi trường pháp luật, Chính phủ và chính trị:

a) Môi trường chính trị:

Nhìn chung tình hình chính trị xã hội của Việt Nam rất ổ n định. Việt Nam được tổ chức quốc tế thừa nhận là có nền chính trị ổn định nhất khu vực Châu Á.

b) Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng :

Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng từng bước được cải thiện để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động tiền tệ ngân hàng. Trong giai đoạn từ nay đến năm2020, trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NHNN đã xây dựng một kế hoạch tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

- Hình thànhđồng bộ khung pháp lý minh bạch, công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống. Trọng tâm của nội dung này là triển khai xây dựng 4 luật về ngân hàng: Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng theo hướng áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng phát triển

- Từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN; nâng cao năng lực xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ; tăng c ường năng lực thanh tra, giám sát.

- Phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh. Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại các NHTM và tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Nhận xét: Hành lang pháp lý của hoạt động ngân hàng trong thời kỳ hội nhập còn nhiều vấn đề để hoàn thiện cho các TCTD trong và ngoài nước hoạt động.

c) Quản lý và điều hành chính sách tiền tệ:

Trong việc quản lý và điều hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng. Các công cụ của chính sách tiền tệ được sử dụng là các công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngọai tệ đã thay thế cho các công cụ mang tính chất hành chính. Lãi suất dần dần được tự do hóa, tỷ giá được chuyển đổi từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá linh hoạt có điều tiết dựa trên cơ sở thị trường. Cơ chế về quản lý ngoại hối, tín dụng, hoạt động thanh toán ngày càng linh hoạt, thông thoáng hơn, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.4Môi trường tự nhiên : a) Vị trí địa lý:

LVB HCM đóng trụ sở ở Quận 1 là khu vực kinh tế đầy tiềm năng. Đứng đầu thành phố về các hoạt động tài chính, ngân hàng, đứng đầu về thu ngân sách (4103 tỷ đồng).

Các quận lân cận đang phát triển rất mạnh: - Phú Nhuận, Q.3, Q.10: cao ốc, văn phòng - Gò Vấp: Cơ sở sản xuất Quân đội

- Củ Chi: Các Khu công nghiệp mới di dời - Quận 12: Các khu công nghệ cao

b) Khí hậu:

Khu vực Hồ Chí Minh có điều kiện khí hậu ôn hòa quanh năm. Một năm có hai mùa mưa – nắng, không xảy ra các thiên tai như: lũ lụt, bão, động đất…là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế

2.2.1.5Môi trường công nghệ:

Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh. Các ứng dụng của CNTT vào đời sống và hoạt động kinh doanh trở nên phổ biến: các trang Web giới thiệu sản phẩm, giao dịch qua thư điện tử, đường truyền dữ liệu ADSL...

Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây rất tích cực đầu tư vào công nghệ: hệ thống chuyển tiền điện tử liên ngân hàng cho phép thanh toán tiền cho người nhận trong vài giây, hệ thống ATM cho phép phục vụ tự động 24/24, hệ thống SWIFT thanh toán toàn cầu, đấu thầu tín phiếu kho bạc… Có thể nói trình độ công nghệ của ngân hàng thuộc nhóm cao cấp và hiện đại nhất của nền kinh tế. Hiện nay các thao tác, công đoạn nghiệp vụ được xử lý trên máy vi tính, việc xử lý trên mạng đã được thực hiện ở hầu hết các ngân hàng, nhiều nghiệp vụ được xử lý trực tuyến có tính hiện đại hoá.

Ứng dụng thông tin trong quản lý của NHNN cũng đã thực hiện ngày càng phát triển như việc các NHTM gửi báo cáo hàng ngày, tháng, năm cho NHNN bằng việc truyền file dữ liệu thay cho báo cáo bằng văn bản như trước, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN chủ trì hiện nay đã các ngân hàngđã tham giađầy đủ.

Tuy nhiên cán bộ IT còn thiếu, hệ thống mạng dễ bị xâm nhập.

2.2.2 Môi trường vi mô:

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành, ngoại cảnh đối với ngân hàng nhưng quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngân hàng, gồm 5 yếu tố:

2.2.2.1Đối thủ cạnh tranh

Theo thống kê của NHNN, tổng số ngân hàng hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam là 62 ngân hàng trong đó: 40 NHTM; 2 ngân hàng chính sách. Đối với ngân hàng có yếu tố nước ngoài hiện nay gồm 20 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 14 ngân hàng 100% vốn nước ngoài dưới hình thức TNHH 1 thành viên và 6 ngân hàng liên doanh thành lập tại Việt Nam. Qua đó cho thấy sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng quyết liệt, đối thủ cạnh tranh của LVB HCM ngày càng đa dạng hơn. Trong phạm vi luận văn này, chọn đối thủ cạnh tranh để so sánh là VID, Indovina Bank (IVB), ngân hàng Việt – Thái (VSB). Nhìn chung cả 3 đối thủ đều có chiến lược giống nhau là:

Đều là ngân hàng liên doanh hoạt động đa lĩnh vực, thực hiện tái cơ cấu hoạt động kinh doanh theo hướng ngân hàng hiện đại; rà soát, chọn lọc nền khách hàng; thực hiện cổ phần hóa; Hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng khách hàng, đặc biệt là khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ); Bên cạnh chiến lược chung đó, từng đối thủ có chiến lược kinh doanh riêng:

a) Ngân hàng Việt – Thái (VSB):

Làn ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Agribank , ngân hàng thương mại Siam Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan. Thế mạnh về các sản phẩm trên thị trường tài chính nông thôn: đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

b) Ngân hàng IVB:

Là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Cathay United (CUB) và ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank) chuyên phục vụ kinh doanh đối ngoại, thế mạnh kinh doanh và phát triển các loại thẻ quốc tế.

Là ngân hàng liên doanh giữa BIDV và ngân hàng Public Bank Berhad (Malaysia) phục vụ kinh doanh tập trung các lĩnh vực xây dựng cơ bản, các công trình lớn (ngoài lĩnh vực củaIVB và VSB).

d) Ngân hàng LV:

BIDV là ngân hàng chuyên phục vụ lĩnh vực kinh doanh trọng điểm của quốc gia ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề có vai trò tạo lập các cân đối lớn của nền kinh tế để ổn định kinh tế vĩ mô, các lĩnh vực được nhà nước khuyến khích phát triển như: xuất khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. LVB là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng ngoại thương Lào và BIDV

Ngân hàng ngoại thương Lào (BECL) là ngân hàng thương mại lớn nhất của Lào, đồng thời cũng là ngân hàng hàng đầu của Lào trong lĩnh vực tài trợ dự án, thanh toán và tài trợ thương mại, và kinh d oanh ngoại hối.

Qua phân tích chiến lược và báo cáo tài chính của từng đối thủ, luận văn xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng ngân hàng như sau:

Bảng 2.6: So sánh điểm mạnh, điểm yếu của từng ngân hàng

Stt

Chỉ tiêu Ngân hàng

Điểm mạnh Điểm yếu

1 IVB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các loại thẻ quốc tế

- Ngoại tệ

- Thương hiệu

- Hiệu quả kinh doanh

- Tổng tài sản - Mạng lưới 2 VID - Mạng lưới - Tổng tài sản - Thương hiệu - Các loại thẻ quốc tế

- Hiệu quả kinh doanh

3 VSB

- Mạng lưới

- Tổng tài sản

- Thương hiệu

- Tài trợ nông nghiệp

- Các loại thẻ quốc tế

- Hiệu quả kinh doanh

4 LV - Thương hiệu

- Hiệu quả kinh doanh

- Các loại thẻ quốc tế

- Mạng lưới

Trong đó các NHTMCP hiện đang hoạt động rất hiệu quả và năng động trong việc phát triển các sản phẩm mới, có khả năng thích ứng nhanh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường. Mặt khác, các doanh nghiệp đã có ngân hàng phục vụ từ trước, ngại sự thay đổi làm cho môi trường cạnh tranh đối vớiLVB HCM hết sức gay gắt.

2.2.2.2 Khách hàng :

Khách hàng là một phần quan trọng của ngân hàng, khách hàng trung thành là một lợi thế cho ngân hàng. Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thoả mãn những nhu cầu của khách hàng và mong muốn làm tốt h ơn. Vì vậy ngân hàng phải có chiến lược khách hàng mềm dẻo trong phong cách phục vụ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho mình. Để tìm kiếm khách hàng, LVB HCM phải nỗ lực tiếp thị khách hàng mới, tránh tập trung vào một khách hàng lớn để phân tán rủi ro và giảm quyền lực thương lượng của họ trong việc có khả năng ép giá các dịch vụ ngân hàng.

- Khách hàng mục tiêu: Đối với khách hàng cá nhân : là những người có nguồn tiền nhàn rỗi, có nguồn thu nhập ổn định đóng trên địa bàn TP.HCM. Đối với khách hàng doanh nghiệp: khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu

-Cơ cấu khách hàng:

HUY ĐỘNG VỐN

CÁ NHÂN DOANH NGHIỆP

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu khách hàng của LVB HCM

Về huy động vốn: tập trung vào các khách hàng lớn chiếm 81% tổng số huy động vốn của chi nhánh.

2.2.2.3 Nhà cung cấp :

Nguồn nguyên vật liệu, thiết bị của ngân hàng chủ yếu là máy vi tính, phần mềm về hoạt động ngân hàng, giấy in, poster quảng cáo, vật liệu văn phòng phẩm….nên ngân hàng sẽ không phải chịu áp lực từ phía các nhà cung cấp này bởi các sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước luôn chào bán với giá và chất lượng dịch vụ cạnh tranh nhau.

Ngoài ra, vốn là nguồn quan trọng cho hoạt động ngân hàng. Vì vậy, tổ chức/cá nhân gửi tiền là nhà cung cấp vốn rất quan trọng. Trong điều kiện cạnh tranh về lãi suất như hiện nay, LVB HCM khó theo kịp lãi suất của các NHTMCP. Để có nguồn vốn hoạt động, LVB HCM phải nâng cao chất lượng phục vụ, phát huy tối đa uy tín thương hiệu mới thu hút và giữ chân được người gửi tiền.

2.2.2.4Đối thủ tiềm ẩn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các đối thủ mới khác: là những tổ chức tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán có chức năng huy động vốn và cấp tín dụng. Do đó những thách thức cạnh tranh ngày càng lớn đối với hoạt động ngành ngân hàng nói chung và LVB nói riêng.

2.2.2.5 Sản phẩm thay thế:

Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngân hàng do bị chia sẻ thị phần, làm cho ngân hàng tụt lại với các thị trường nhỏ bé.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH TPHCM ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 52)