Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH TPHCM ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 57)

Theo thống kê của NHNN, tổng số ngân hàng hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam là 62 ngân hàng trong đó: 40 NHTM; 2 ngân hàng chính sách. Đối với ngân hàng có yếu tố nước ngoài hiện nay gồm 20 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 14 ngân hàng 100% vốn nước ngoài dưới hình thức TNHH 1 thành viên và 6 ngân hàng liên doanh thành lập tại Việt Nam. Qua đó cho thấy sức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng quyết liệt, đối thủ cạnh tranh của LVB HCM ngày càng đa dạng hơn. Trong phạm vi luận văn này, chọn đối thủ cạnh tranh để so sánh là VID, Indovina Bank (IVB), ngân hàng Việt – Thái (VSB). Nhìn chung cả 3 đối thủ đều có chiến lược giống nhau là:

Đều là ngân hàng liên doanh hoạt động đa lĩnh vực, thực hiện tái cơ cấu hoạt động kinh doanh theo hướng ngân hàng hiện đại; rà soát, chọn lọc nền khách hàng; thực hiện cổ phần hóa; Hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng khách hàng, đặc biệt là khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ); Bên cạnh chiến lược chung đó, từng đối thủ có chiến lược kinh doanh riêng:

a) Ngân hàng Việt – Thái (VSB):

Làn ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Agribank , ngân hàng thương mại Siam Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của Thái Lan. Thế mạnh về các sản phẩm trên thị trường tài chính nông thôn: đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

b) Ngân hàng IVB:

Là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Cathay United (CUB) và ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank) chuyên phục vụ kinh doanh đối ngoại, thế mạnh kinh doanh và phát triển các loại thẻ quốc tế.

Là ngân hàng liên doanh giữa BIDV và ngân hàng Public Bank Berhad (Malaysia) phục vụ kinh doanh tập trung các lĩnh vực xây dựng cơ bản, các công trình lớn (ngoài lĩnh vực củaIVB và VSB).

d) Ngân hàng LV:

BIDV là ngân hàng chuyên phục vụ lĩnh vực kinh doanh trọng điểm của quốc gia ưu tiên các lĩnh vực, ngành nghề có vai trò tạo lập các cân đối lớn của nền kinh tế để ổn định kinh tế vĩ mô, các lĩnh vực được nhà nước khuyến khích phát triển như: xuất khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. LVB là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng ngoại thương Lào và BIDV

Ngân hàng ngoại thương Lào (BECL) là ngân hàng thương mại lớn nhất của Lào, đồng thời cũng là ngân hàng hàng đầu của Lào trong lĩnh vực tài trợ dự án, thanh toán và tài trợ thương mại, và kinh d oanh ngoại hối.

Qua phân tích chiến lược và báo cáo tài chính của từng đối thủ, luận văn xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng ngân hàng như sau:

Bảng 2.6: So sánh điểm mạnh, điểm yếu của từng ngân hàng

Stt

Chỉ tiêu Ngân hàng

Điểm mạnh Điểm yếu

1 IVB

- Các loại thẻ quốc tế

- Ngoại tệ

- Thương hiệu

- Hiệu quả kinh doanh

- Tổng tài sản - Mạng lưới 2 VID - Mạng lưới - Tổng tài sản - Thương hiệu - Các loại thẻ quốc tế

- Hiệu quả kinh doanh

3 VSB

- Mạng lưới

- Tổng tài sản

- Thương hiệu

- Tài trợ nông nghiệp

- Các loại thẻ quốc tế

- Hiệu quả kinh doanh

4 LV - Thương hiệu

- Hiệu quả kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các loại thẻ quốc tế

- Mạng lưới

Trong đó các NHTMCP hiện đang hoạt động rất hiệu quả và năng động trong việc phát triển các sản phẩm mới, có khả năng thích ứng nhanh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường. Mặt khác, các doanh nghiệp đã có ngân hàng phục vụ từ trước, ngại sự thay đổi làm cho môi trường cạnh tranh đối vớiLVB HCM hết sức gay gắt.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH TPHCM ĐẾN NĂM 2020.PDF (Trang 57)