Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phát hiện sai phạm tài chính của Thanh tra quận 10 qua việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra (Trang 36)

27 Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng kiểm toán điều tra trong điều kiện hiện nay của kiểm toán nhà nước” của Kiểm toán nhà nước.

3.1. Phương pháp luận

Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, tác giả nghiên cứu lý thuyết về kỹ thuật của kiểm toán điều tra trong việc nhận diện và phát hiện gian lận để ứng dụng vào công tác thanh tra với mục tiêu nhắm đến là nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian thanh tra; tham khảo các nghiên cứu trước đây của tác giả trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; sử dụng kết quả khảo sát; sử dụng số liệu thanh tra đối tượng cụ thể trên địa bàn quận 10 giai đoạn từ năm 2006 đến hết Quý 1/2013 để phân tích làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

Từ cơ sở lý thuyết về kiểm toán điều tra, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, tư duy logic; phương pháp thống kê; phân tích; so sánh; phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp; phương pháp khảo sát thực tế để tìm hiểu thực trạng kỹ thuật thanh tra về tài chính của Thanh tra Quận 10, so sánh với kỹ thuật của kiểm toán điều tra. Qua đó đề xuất bổ sung, vận dụng ưu điểm của các kỹ thuật của kiểm toán điểu tra vào công tác Thanh tra tại Quận 10.

- Đối với phương pháp duy vật biện chứng, tư duy logic nhằm xem xét hiện trạng thanh tra trên cơ sở vận động liên tục, đảm bảo sự hiểu biết đúng về đối tượng nghiên cứu, các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, làm rõ nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn để thấy được bản chất bên trong của vấn đề.

- Đối với phương pháp so sánh nhằm xác định ưu điểm của kỹ thuật kiểm toán điều tra có khả năng bổ sung, vận dụng vào kỹ thuật thanh tra tài chính.

+ Việc so sánh dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của chính tác giả, kết hợp với việc khảo sát kỹ thuật của các CBNV Thanh tra Quận 10 nhằm hệ thống các kỹ thuật hiện có tại Thanh tra Quận 10.

+ Liệt kê có hệ thống các kỹ thuật của kiểm toán điều tra theo sách Characteristics and Skills of the Forensic Accountant của tác giả Tommie W. Singleton Aeron J. Singleton.

- Đối với phương pháp thu thập thống kê hỗ trợ cho việc so sánh, định lượng vấn đề và làm cơ sở dữ liệu để phân tích, minh họa, làm rõ những quan điểm, kỹ thuật chung trên cơ sở số liệu phỏng vấn, khảo sát, số liệu tổng hợp thống kê các sai phạm tài chính; hỗ trợ làm rõ nội dung kỹ thuật kiểm toán điều tra có thể ứng dụng vào công tác thanh tra.

- Đối với phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi theo thang đo linkert và các câu hỏi về các dạng sai phạm, các thủ đoạn gian lận thường gặp qua thanh tra để thu thập ý kiến, quan điểm của các thanh tra viên về đề tài tác giả nghiên cứu, qua đó tổng hợp, phân tích để có nhận xét khách quan về hiện trạng thanh tra, ưu, nhược điểm đồng thời làm cơ sở để phân tích các mặt hạn chế của kỹ thuật thanh tra.

Lý do khảo sát là để có cơ sở nhân rộng ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra hoàn thiện kỹ thuật thanh tra cho Thanh tra Quận 10 và các đơn vị thanh tra khác trong điều kiện ngành thanh tra hiện chưa có phương pháp thanh tra tài chính thống nhất chung, tác giả tiến hành khảo sát kỹ thuật thanh tra của các đơn vị thanh tra thuộc Cụm 1, gồm 6 quận là Quận 1, 3, 5, 10, Tân Bình.

Để khách quan và có cái nhìn tổng thể trong việc nhận định các hạn chế của thanh tra, các dạng sai phạm về tài chính thường gặp trong thanh tra cấp quận làm cơ sở phân tích, so sánh với kiểm toán điều tra, tác giả thực hiện khảo sát bằng phương pháp bảng câu hỏi các chuyên viên phụ trách thanh tra KTXH và PCTN tại thanh tra cụm 1 gồm các quận 1, 3, 5, 10, 11, Tân Bình.

Việc lựa chọn 6 quận nêu trên là do các đơn vị này đều thuộc Cụm 1, hàng năm đều có họp tổng kết đánh giá hiệu quả, và thi đua với các đơn vị này nên tác giả có điều kiện thuận tiện để tiếp xúc khảo sát thu thập dữ liệu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phát hiện sai phạm tài chính của Thanh tra quận 10 qua việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w