Về kỹ thuật phỏng vấn * Thanh tra:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phát hiện sai phạm tài chính của Thanh tra quận 10 qua việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra (Trang 77)

35 Điều 82, Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

4.4.9. Về kỹ thuật phỏng vấn * Thanh tra:

* Thanh tra:

- Chưa lập kế hoạch phỏng vấn, chưa quan sát hành vi của đối tượng; chưa tiến hành điều tra thực tế củng cố chứng cứ trước khi phỏng vấn.

- Chưa cởi mở, còn mang tính áp đặt, chưa xem phỏng vấn là một trong những phương pháp phát hiện gian lận.

- Chưa xem việc phỏng vấn lập biên bản ghi lại lời khai, giải trình là chứng cứ thừa nhận hành vi sai phạm.

- Phải tốn thời gian làm việc với đối tượng nhiều lần; biên bản làm việc chưa kết được sai phạm, chưa là cơ sở pháp lý để nhận xét kết luận.

- Trong quá trình phỏng vấn, Thanh tra thường tiết lộ nghi vấn nên vô tình trao cho đối tượng kế hoạch tránh bị phát hiện như đối phó bằng phá hủy, làm lại sổ sách, chứng từ, thông đồng.

* Kiểm toán điều tra:

- KTĐT luôn lập kế hoạch trước khi phỏng vấn; có thái độ cởi mở nhằm khai thác thêm thông tin từ đối tượng; sử dụng trực giác quan sát hành vi, phản ứng của đối tượng trong suốt quá trình phỏng vấn.

- KTĐT không phỏng vấn trực tiếp đối tượng , thay vào đó sẽ thu thập chứng cứ từ các nhân chứng từ những người không liên quan nhưng có thể hiểu biết về đối tượng nghi vấn. Đối tượng trực tiếp được phỏng vấn cuối cùng vì mục đích là nhằm loại bỏ những lời biện hộ, bào chữa, hợp lý hóa sai phạm của đối tượng để cuối cùng là có được một lời thừa nhận bằng biên bản của kẻ gian lận.

- Trong giai đoạn đầu phỏng vấn đối tượng, KTĐT đặt câu hỏi không liên quan đến vấn đề chính của đối tượng gian lận, mà thường bắt đầu với các câu hỏi xã giao về cảm giác và cảm xúc. Mục đích của những câu hỏi vô thưởng vô phạt là xây dựng mối quan hệ, đầu tiên ở mức độ tình cảm và sau đó ở mức hợp lý. Kế tiếp phỏng vấn từ mục tiêu xa, dần dần đi đến mục tiêu trọng tâm của cuộc phỏng vấn, đưa ra chứng cứ và cuối cùng có được một lời thú nhận có ký tên và do đó được gọi là cuộc phỏng vấn tìm kiếm - thừa nhận40.

Từ những ưu điểm trên, có thể nhận thấy KTĐT nhận định lời khai thừa nhận cũng là chứng cứ vì trong nhiều trường hợp sổ sách kế toán và hồ sơ thu thập được không đủ bằng chứng để kết luận. Vì vậy, một lời khai thừa nhận từ chính người sai phạm sẽ hỗ trợ phát hiện thêm chứng cứ làm cho việc kết luận, quy kết trách nhiệm dễ dàng hơn. Hơn nữa, có thể khai thác thêm sai phạm của các đối tượng khác.

Mặt khác, ở góc độ pháp lý, việc thừa nhận sai phạm bằng biên bản sẽ giảm thiểu rủi ro không đồng ý với kết luận thanh tra, đảm bảo trách nhiệm cho đoàn thanh tra trong trường hợp có khiếu nại ra tòa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phát hiện sai phạm tài chính của Thanh tra quận 10 qua việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w