Về kỹ thuật nhận biết và phát hiện gian lận thanh toán * Thanh tra:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phát hiện sai phạm tài chính của Thanh tra quận 10 qua việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra (Trang 73)

35 Điều 82, Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011).

4.4.5. Về kỹ thuật nhận biết và phát hiện gian lận thanh toán * Thanh tra:

* Thanh tra:

Thanh tra không có kỹ thuật nhận biết dấu hiệu gian lận này. Đây cũng là hạn chế về kỹ thuật của thanh tra khi thanh tra việc mua sắm tài sản công, hoặc khi triển khai thanh tra diện rộng các doanh nghiệp khi có yêu cầu của Thanh tra Thành phố, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo về lĩnh vực thuế của các doanh nghiệp.

* Kiểm toán điều tra:

- Chú trọng dấu hiệu gia tăng bất thường, không rõ nguyên nhân giá trị sổ sách của tài sản; tỷ lệ tài sản với các khoản mục khác; vi phạm nguyên tắc kế toán.

- Dấu hiệu về gia tăng chi phí khấu hao có thể áp dụng cho Thanh tra khi thanh tra các đơn vị sự nghiệp để loại trừ chi phí khấu hao không hợp lệ, vì việc gia tăng chi phí khấu hao sẽ mang lại lợi nhuận kép là nguồn thu cho quỹ đầu tư phát triển và làm giảm số thuế TNDN đơn vị phải nộp, gây thất thoát NSNN.

4.4.5. Về kỹ thuật nhận biết và phát hiện gian lận thanh toán* Thanh tra: * Thanh tra:

- Kỹ thuật không nhắm vào đối tượng cụ thể, chưa phân loại theo từng loại dấu hiệu gian lận thanh toán để có hướng tập trung khai thác dấu hiệu trên chứng từ; kỹ thuật dựa trên việc tìm kiếm dấu hiệu hiệu lạ trên chứng từ, hóa đơn để đánh giá khả năng chứng từ khống, chi không đúng nội dung. Do vậy, việc chưa có phương hướng, chưa xác định trọng điểm cần kiểm tra để thống kê tổng hợp tìm kiếm dấu hiệu bất thường nên phải kiểm tra rà lướt toàn bộ chứng từ, dẫn đến hiệu quả phát hiện là không cao.

- Thanh tra chỉ chú trọng dấu hiệu hình thức trên bộ chứng từ, thực sự chưa chú trọng đến tìm hiểu dấu hiệu thực tế, bản chất bên trong của sự việc như nhà cung cấp được ưu tiên thanh toán, mô tả khó hiểu, mua hàng lạ, dấu hiệu hóa đơn giả, chưa nhận thấy được dấu hiệu bất thường qua việc phân tích LN/GV, LN/CP để có cơ sở tổ chức xác minh thực tế hóa đơn, nhà cung cấp, chưa chú trọng các yếu tố cơ hội, đánh giá hệ thống KSNB, dấu hiệu về quy trình mua hàng; chưa chủ động tìm kiếm cáo giác từ chính nhân viên trong nội bộ đơn vị.

- Riêng các dấu hiệu nhận biết về gian lận giả mạo công ty, tăng giá, giả mạo nhà cung cấp, nhà cung cấp không đồng lõa, mua sắm cá nhân, gian lận tiền lương, gian lận hoa hồng chưa được thực hiện.

- Kỹ thuật thanh tra chủ yếu tập trung vào kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật qua việc thẩm tra quy chế chi tiêu của đơn vị để xác định các khoản chi vượt mức quy định như chi công tác phí, chi ngoài giờ, chi thu nhập tăng thêm.

- Việc rà soát sổ sách, chứng từ để tìm kiếm các nội dung chi bất thường, tìm kiếm các dấu hiệu lạ, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ mang tính kiểm tra hình thức như phải có đầy đủ chữ ký, bảng kê và còn mang tính chủ quan theo kinh nghiệm cá nhân, chưa đi sâu vào phân loại, phân tích, điều tra xác minh thực tế tại đơn vị, tại nguồn phát sinh hóa đơn, chứng từ, chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa dấu hiệu với phương pháp phát hiện trong quá trình kiểm tra chứng từ nên khả năng bỏ sót không phát hiện được gian lận là khá cao.

- Kỹ thuật chưa được hệ thống hóa theo từng loại gian lận, chưa phân loại dấu hiệu rõ ràng và kỹ thuật phát hiện còn rời rạc, không chuyên sâu, chưa định hướng chi tiết. Việc kiểm tra chỉ chú trọng đến sai phạm hệ thống của đơn vị gây thiệt hại cho NSNN, chưa chú trọng điều tra sai phạm của cá nhân gây thiệt hại cho đơn vị nên báo cáo kết quả thanh tra chưa nêu bật được hạn chế, thiếu sót của bộ phận tài vụ và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác quản lý tài chính nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời hoạt động tại đơn vị được thanh tra.

* Kiểm toán điều tra:

- Kiểm toán điều tra có sự kết nối liền lạc giữa các kỹ thuật như kỹ thuật phát hiện gian lận định giá không đúng và gian lận thanh toán; việc điều tra tập trung vào bản chất của vấn đề sai phạm từ đâu, chủ thể nào làm sai, hướng điều tra trực tiếp vào các cá nhân có thẩm quyền cụ thể trong đơn vị trên cơ sở tam giác gian lận qua việc đánh giá hệ thống KSNB yếu kém, và đặc biệt là tích cực tìm kiếm cáo giác từ chính nội bộ đơn vị, kế đến tập trung vào các dấu hiệu bất thường của hóa đơn, chứng từ, nội dung chi, nội dung ghi trên trên hóa đơn mua sắm không có liên quan đến hoạt động của đơn vị, dấu hiệu bất thường về nhà cung cấp, về thời gian

thanh toán cho nhà cung cấp, khảo sát giá thực tế, có sự tăng giảm bất thường về các tỷ lệ tài chính như tiền lương, giá vốn, hoa hồng.

Như vậy, việc đánh giá và xác định đúng đối tượng nghi vấn tiềm năng ngay từ đầu sẽ khoanh vùng được dấu hiệu khoản mục thanh toán sai phạm cần tập trung làm rõ, rút ngắn thời gian kiểm tra chứng từ và thuận lợi hơn trong việc lựa chọn áp dụng các kỹ thuật tìm kiếm, phát hiện gian lận.

- Kỹ thuật KTĐT không chỉ tập trung kiểm tra, phân tích BCTC tại bàn mà còn chú trọng chuyên sâu vào điều tra xác minh thực tế trên cơ sở đã xác định các dấu hiệu gian lận như khảo giá khi nghi ngờ có dấu hiệu tăng giá; có cáo giác về nhà cung cấp giả, lập hóa đơn giả; không thanh toán cho người bán và quan sát người thanh toán... Do đó, sẽ mang lại hiệu quả cao, hạn chế đến mức thấp nhất rủi do không phát hiện được sai phạm tài chính.

- Việc phân thành 7 phương pháp phát hiện gian lận thanh toán sẽ giúp hỗ trợ chuyên viên tác nghiệp, nhất là những chuyên viên mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm nắm được được sẽ phải kiểm tra, điều tra vấn đề gì, bắt đầu từ đâu, biết cách lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức khai thác, phân loại dữ liệu theo từng đối tượng, nội dung điều tra và đảm bảo thực hiện phân tích, điều tra chuyên sâu theo từng hạng mục nghi ngờ, sau đó tổng hợp các phát hiện lại, giảm bớt áp lực, phân tán, tránh được việc kiểm tra dàn trải dễ bỏ xót.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phát hiện sai phạm tài chính của Thanh tra quận 10 qua việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w