Kỹ thuật nhận biết dấu hiệu gian lận

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phát hiện sai phạm tài chính của Thanh tra quận 10 qua việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra (Trang 56)

4) Đánh giá hệ thống KSNB

4.2.3.1. Kỹ thuật nhận biết dấu hiệu gian lận

Hình 4.12: Khảo sát kỹ thuật nhận biết dấu hiệu gian lận tại Cụm 1.

(1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý)

Trong tổng số 15 dấu hiệu của KTĐT, thanh tra có 6 dấu hiệu, chiếm tỷ lệ 40%, trong đó có 2 dấu hiệu có tỷ lệ chọn cao nhất là đánh giá tuân thủ và đánh giá sổ quỹ tiền mặt với tần suất từ 72% - 86%; từ 3% - 7% là phân tích công nợ, BCTC và kiểm tra chứng từ.

Có 9 dấu hiệu không được đề cập (chiếm tỷ lệ 60%) gồm: cáo giác; đánh giá các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; đánh giá cơ cấu tổ chức; đánh giá hệ thống KSNB, đánh giá kế hoạch; đánh giá yếu tố con người; điều tra; kiểm tra thực tế; phân tích chi phí /hoài nghi chuyên nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy việc tìm kiếm dấu hiệu nhận biết gian lận chủ yếu tập trung vào đánh giá tuân thủ và sổ quỹ tiền mặt, việc đánh giá sổ quỹ TGNH có thực hiện nhưng còn rất hạn chế với tần suất 14%. Điều này cho thấy thanh tra thiếu kỹ năng kiểm tra chéo, bỏ qua phân tích biến động TGNH là tài khoản có liên quan trực tiếp đến tài khoản tiền mặt. Thể hiện rõ nét nhất qua thiếu xót của Thanh tra Quận 10 trong quá trình thanh tra đã không phát hiện được hành vi kế toán Ban Ban Bồi thường GPMB quận rút TGNH gần 10 tỷ đồng không nhập quỹ tiền mặt kinh phí đền bù của các hộ dân bị giải tỏa để sử dụng chơi cá độ đá banh. Hành vi phạm tội này chỉ bị phát hiện sau khi kế toán viên tự khai báo do vỡ nợ. Các dấu hiệu quan trọng như yếu tố con người, hệ thống KSNB, điều tra thực tế chưa được chú trọng thực hiện trong quá trình tìm kiếm dấu hiệu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả phát hiện sai phạm tài chính của Thanh tra quận 10 qua việc ứng dụng kỹ thuật kiểm toán điều tra (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w