Sử dụng REER để định giá tỷ giá hiện tại:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 86)

Như tác giả đã đề cập trong chương 2 phần 3 mục 1 về việc có nên xem xét sử dụng REER thay cho tỷ giá danh nghĩa VND/USD trong chính sách tỷ giá hiện nay hay không nhất là khi trong những năm gần đây, khoảng cách giữa hai tỷ giá này ngày càng lớn và chính sách tỷ giá đã cho thấy những nhược điểm nhất định. Như chúng ta đã biết tỷ giá thực đa phương (REER) là một chỉ số được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát so với các đối tác thương mại vì thế nên REER có thể được sử dụng để xem xét tỷ giá danh nghĩa hiện tại có ngang giá sức mua hay không. REER được coi như là một đại lượng dùng để đo lường giá trị của đồng nội tệ, nhận biết xem giá trị thị trường hiện tại của tiền đồng là đang bị định giá cao hay thấp. Từ đó, NHNN có thể đưa ra quyết định là có nên can thiệp hay không và nên sử dụng những biện pháp nào tùy theo tình hình của thị trường. Nói chung, chúng ta có thể chọn REER làm tỷ giá mục tiêu và dựa vào chỉ số này để điều chỉnh tỷ giá hướng về vùng

có ngang giá sức mua hay tại mức tỷ giá mà tại đó giúp thỏa mãn kỳ vọng hợp lý của thị trường góp phần tạo dựng niềm tin vào chính sách tiền tệ, hiệu quả về mặt ổn định tâm lý, từ đó tạo cho thị trường cái cảm giác là tiền đồng đã đạt mức cân bằng, từ đó ổn định thị trường ngoại hối, hạ nhiệt tình hình căng thẳng ngoại tệ.

Tuy nhiên, sự không chắc chắn và mơ hồ của chỉ số REER nhắc nhở một sự thận trọng đáng kể khi sử dụng chỉ số này. Trong quá trình vận dụng chỉ số này NHNN nên dò tìm, thử đi, thử lại nhiều lần… đồng thời kết hợp với các nhân tố khác để ra quyết định chọn mức REER thích hợp.

Ngoài ra, tỷ giá là một trong những biến số phức tạp và nhạy cảm nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô. Mỗi sự biến động của nó tác động đến hàng loạt các mục tiêu đối kháng nhau, chẳng hạn như tăng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp trong nước có nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu, tăng rủi ro cho các doanh nghiệp có nợ vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần của chính phủ, thu hút vốn đầu tư….Vì lẽ đó, điều hành tỷ giá là một nhiệm vụ rất phức tạp. Vì vậy bất cứ sự thay đổi nào trong giá trị tiền đồng đều phải đặt trong mối quan hệ với các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế để đảm bảo rằng sự điều chỉnh tỷ giá là phù hợp, đáp ứng được sự cân bằng tổng thể của nền kinh tế chứ không riêng mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu.

Tóm lại, với tình hình hiện nay, NHNN vẫn sẽ công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhưng nên dựa trên sự điều chỉnh của REER.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)