Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 91)

mô khác

Để nâng cao hiệu quả của chính sách tỷ giá đối với nền kinh tế, cần phải có sự phối hợp giữa chính sách tỷ giá với các chính sách vĩ mô khác như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

• Chính sách tài khóa:

Cần duy trì chính sách tài khoá thận trọng và tiến hành điều chỉnh các chính sách thuế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và giai đoạn hậu WTO, chính phủ cần cắt giảm thuế quan, giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ những hàng rào phi thuế quan đang cản trở các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Áp dụng hệ thống thuế

thống nhất, không phân biệt các thành phần kinh tế khác nhau. Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản hóa, minh bạch, công khai, nhanh chóng hiện đại hóa và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong quản lý, kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh. Do đó trong chiến lược cải cách thuế, cần xây dựng dự án nghiên cứu và ban hành mới các loại thuế như: thuế chống bán phá giá, thuế bảo vệ môi trường; thuế sử dụng đất… Đồng thời phải sửa đổi, bổ sung đồng loạt một số sắc thuế hiện hành.

Trong chính sách chi tiêu cần đảm bảo thâm hụt ngân sách trong phạm vi có thể quản lý được, tức là ở mức có thể bù đắp được mà không gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. Trong những năm gần đây, chính phủ đã thực hiện việc tăng tiền lương cho các cán bộ công chức trong khi số lượng công chức không giảm đã đẩy chi phí trả lương lên cao và đang lấn át các khoản chi tiêu khác. Trong bối cảnh nguồn thu hạn chế, điều này cũng có nghĩa chính phủ cần phải nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chi tiêu, phải có các ưu tiên hợp lý hơn trong chi tiêu, loại bỏ những khoản chi không cần thiết, tăng tỉ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản và có biện pháp hạn chế thất thoát lãng phí. Tuy nhiên chính sách tài khóa không nên thắt chặt quá mức vì điều này sẽ gây tổn hại tăng trưởng kinh tế dài hạn.

• Chính sách tiền tệ:

Đối với chính sách tài chính tiền tệ, tăng cường sử dụng nguồn vốn trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách, phương án tốt nhất để thực hiện bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là bằng vốn vay trong nước, hạn chế tối đa việc vay nợ nước ngoài.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tiến hành chuyển đổi các công cụ của chính sách tiền tệ từ trực tiếp hiện nay sang gián tiếp nhằm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và ít gây tiêu cực đối với nền kinh tế. Chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua 3 công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là công cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó còn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết. Chẳng hạn khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ tạo ra lạm phát.

Để giảm lạm phát người ta tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát do đó cũng giảm theo.

Hơn nữa, khi thị trường tiền tệ phát triển, giá cả trên thị trường (lãi suất, tỷ giá…) được hình thành theo quan hệ cung cầu, các nguồn vốn được phân bổ hiệu quả, thị trường không bị chia cắt sẽ tránh được tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô. Từ đó tăng tính hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 91)