Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Chi lê:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 34)

Tự do hoá tài chính chỉ có thể tiến hành sau khi đã đảm bảo những yêu cầu nhất định về hệ thống tài chính và ổn định vĩ mô, việc tự do hoá tài chính cần tiến hành theo lộ trình và trong trung hạn cần hướng về thả nổi tỷ giá. Tự do hoá tài chính nên được tiến hành một cách hết sức cẩn thận và chỉ sau khi những điều kiện sau được đáp ứng:

- Thiết lập được một hệ thống ngân hàng cứng cáp và đủ sức chịu đựng với các cú sốc tiền tệ.

- Phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích hạn chế những rủi ro biến động tỷ giá và lãi suất. Đồng thời bắt buộc những cá nhân, tổ chức có nguy cơ gặp các rủi ro về tỷ giá phải thực hiện các khoản phòng ngừa rủi ro.

- Các điều kiện kinh tế vĩ mô tốt: Hệ thống tài chính khỏe mạnh và cân bằng tài khóa một cách chắc chắn và an toàn.

Trong những năm 90, các nhân tố sản xuất tăng trưởng mạnh, đặc biệt là khía cạnh thương mại, tạo áp lực nâng giá đồng Peso (Hiệu ứng Balassa – Samuelson). Cùng lúc đó, cầu tăng hơn cung, với bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất nội địa cao, đã trở thành một trong những nhân tố hấp dẫn dòng vốn ngoại tệ và tăng áp lực định giá cao đồng Peso, gây căng thẳng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh giá cả không được linh hoạt.

Tiến trình hội nhập của Chile:

Trong giai đoạn 1990 - 1997, Chile thực hiện chuyển từ việc tỷ giá tham chiếu lên đồng đô la sang tham chiếu lên một rổ tiền tệ và lãi suất qua đêm được xây dựng hướng về lãi suất danh nghĩa. Việc sử dụng công cụ biên tỷ giá một cách linh hoạt cùng với các áp dụng các quy định về luồng vốn, yêu cầu dự trữ bắt buộc 30% cho năm đầu tiên đối với các khoản vay nước ngoài và các khoản thu được từ thị trường tài chính quốc tế, đồng thời, chính phủ hạn chế việc đầu tư ra nước ngoài. Thêm vào đó, chính phủ cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chứng khoán ra nước ngoài để thu hút dòng vốn quốc tế. Quan trọng nhất là việc tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn giữ vững mục tiêu giữ ổn định giá và tăng dự trữ ngoại hối để có thể tiến hành can

thiệp tỷ giá, ngân hàng được phép cung cấp các nghiệp vụ phái sinh một cách đa dạng, với cả những đối tác trong và ngoài nước. Dần dần, khi nền kinh tế được ổn định, những giới hạn vốn tối thiểu cũng được bãi bỏ, kiểm soát vốn cũng được nới lỏng hơn. Khi lạm phát mục tiêu đạt khoảng từ 2% đến 4%, tỷ giá bắt đầu được thả nổi hơn, đồng tiền có thể hoán đổi và từng bước tiến đến tự do hoá tài khoản vốn, hội nhập nhiều hơn với thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 34)