Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 31)

Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc cải cách kinh tế, Trung Quốc đang nổi lên là một nền kinh tế năng động và có nhiều triển vọng. Phát huy những tiềm năng kinh tế – xã hội – tự nhiên có nhiều lợi thế với những bước đi thận trọng và hiệu quả trong quá trình chuyển đổi, Trung Quốc đang trổi dậy để trở thành một trung tâm mới của nền kinh tế thế giới – một cực khác của Châu Á cùng Nhật Bản.

Quá trình chuyển đổi chế độ tỷ giá ở Trung Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn: + Giai đoạn 1949 - 1979: Trong thời kỳ này, nền kinh tế Trung Quốc quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Chính phủ thực hiện quản lý tập trung đối với hoạt động ngoại hối, áp dụng chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá này do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố.

+ Giai đoạn 1980 – 1990: Cùng với cải cách kinh tế năm 1979, chế độ tỷ giá được thay đổi theo hướng gia tăng yếu tố thị trường. Bên cạnh tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố, còn có tỷ giá mua bán trên thị trường. Mặc dù tỷ giá chính thức được điều chỉnh nhiều lần nhưng tỷ giá trên thị trường ngoại tệ luôn có xu hướng cao hơn tỷ giá chính thức.

+ Từ năm 1991, Trung Quốc hướng tới chuyển đổi chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Tuy nhiên, tỷ giá chính thức vẫn ít được áp dụng hơn

tỷ giá thị trường. Từ năm 1993, thị trường ngoại hối giữa các doanh nghiệp phát triển mạnh hơn và hơn 80% sử dụng tỷ giá của thị trường. Sự sai lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường gây ra những tác động tiêu cực, lượng ngoại tệ do dân cư nắm giữ rất lớn trong khi dự trữ ngoại hối của quốc gia còn hạn chế.

+ Từ năm 1994, Trung Quốc có nhiều chuyển biến lớn trong việc điều hành chính sách tỷ giá: đưa tỷ giá chính thức lên mức cân bằng với tỷ giá thị trường để thống nhất hai tỷ giá và thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi đồng Nhân dân tệ.

Từ năm 1994 đến nay, Trung Quốc vẫn áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước. Ngân hàng nhân dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng biện pháp kinh tế thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá ở mức độ phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 31)